Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat

Dựa theo nội dung SGK Hóa học 10 eLib xin giới thiệu đến các em học sinh bài giải Axit cacbonic và muối cacbonat. Bài này sẽ giúp các em nắm vững được lý thuyết cũng như cách giải các bài tập đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích với các em học sinh.

Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat

1. Giải bài 1 trang 91 SGK Hóa học 9

Hãy lấy thí dụ chứng tỏ rằng H2CO3 là axit yếu hơn HCl và là axit không bền. Viết phương trình hoá học.

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất: Muối cacbonat tác dụng với dd axit mạnh hơn axit cacbonic tạo thành muối mới và giải phóng khí CO2 

Hướng dẫn giải

*  H2CO3 là axit yếu hơn axit HCl:  axit cacbonic bị axit HCl mạnh hơn đẩy ra khỏi muối. 

Phương trình hóa học:  Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

*  H2СO3 là axit không bền: Axit H2СO3 tạo thành bị phân hủy ngay thành khí CO2 và H2

Phương trình hóa học: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

2. Giải bài 2 trang 91 SGK Hóa học 9

Dựa vào tính chất hoá học của muối cacbonat, hãy nêu tính chất của muối MgCO3 và viết các phương trình hoá học minh hoạ.

Phương pháp giải

Muối cacbonat có các tính chất sau:

+ Không tan trong nước (trừ Na2CO3 và K2CO3)

+ Tác dụng với axit, bazo, muối

+ Dễ bị phân hủy

Hướng dẫn giải

Tính chất của muối MgCO3 : xét điều kiện phản ứng, MgCO3 có các tính chất sau:

a) Tác dụng với dung dịch axit mạnh hơn tạo thành axit cacbonic:  MgCO3 + 2HNO3  → Mg(NO3)2 + CO2+ H2O

b) Bị nhiệt phân hủy: MgCO3 →  MgO + CO2

MgCO3 không tan trong nước nên không có phản ứng với dung dịch muối và dung dịch bazơ 

3. Giải bài 3 trang 91 SGK Hóa học 9

Viết các phương trình hoá học biểu diễn chuyển đổi hoá học sau:

C → CO2 → CaCO3 → CO2

Phương pháp giải

Nắm vững lý thuyết về tính chất hóa học của oxit cacbon để viết PTHH

Hướng dẫn giải

Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển đổi hóa học:

a)  С + O2 → CO2

b) CO2 + CaO → CaCO3

c CaCO3 → CaO + CO2

4. Giải bài 4 trang 91 SGK Hóa học 9

Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào có thể tác dụng với nhau.

a)  H2SO4 và KHCO3    

b  K2CO3 và NaCl      

c)  MgCO3 và HCl

d) CaCl2 và Na2CO3 

e) Ba(OH)2 và K2CO3

Giải thích và viết các phương trinh hoá học.

Phương pháp giải

Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi là tạo thành chất kết tủa hoặc chất khí.

Hướng dẫn giải

Các cặp chất có thể tác dụng với nhau vì tạo sản phẩm là chất khí hoặc chất không tan.

a) H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O

c)  MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + Н2О

d) CaCl2 + Na2CO3 → 2NaCl + CaCO3↓

e)  Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3 ↓+ 2KOH

- Cặp không xảy ra phản ứng là b) K2CO3 và NaCl, vì không có kết tủa hay chất khí nào tạo thành.

Lưu ý: Điều kiện của phản ứng trao đổi dung dịch chỉ xảy ra nếu sản phẩm có chất kết tủa (không tan) hoặc có chất khí tạo thành.

5. Giải bài 5 trang 91 SGK Hóa học 9

Hãy tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 980 g H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.

Phương pháp giải

H2SO4 + 2NaHCO3 → Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O

nH2SO4 = ?

→ nCO2 = 2.nH2SO4 = ?

→ VCO2 = ?

Hướng dẫn giải

Số mol H2SO4 trong bình chữa cháy là:  980 : 98 = 10 mol

Phương trình hóa học : H2SO4 + 2NaHCO3 → Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O

Theo pt, số mol CO2 tạo thành = 2.số mol H2SO4 phản ứng = 20 mol.

Thể tích khí CO2 tạo thành ở đktc = 20.22,4 = 448 lít.

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM