Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 54: Polime

eLib xin giới thiệu tới các bạn bài Giải bài tập trang 165 SGK Hóa lớp 9. Tài liệu gồm có phương pháp và hướng dẫn giải các bài tập về Polime một cách chi tiết, chính xác. Qua đây các bạn sẽ nắm vững được kiến thức đồng thời có thêm cho mình những phương pháp giải bài tập khoa học. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây chuẩn bị cho bài học sắp tới của mình.

Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 54: Polime

1. Giải bài 1 trang 165 SGK Hóa học 9

Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:

a) Polime là những chất có phân tử khối lớn.

b) Polime là những chất có phân tử khối nhỏ.

c) Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều loại nguyên tử liên kết với nhau tạo nên.

d) Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên

Phương pháp giải

Dựa vào định nghĩa polime để trả lời

Hướng dẫn giải

Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên

Đáp án D

2. Giải bài 2 trang 165 SGK Hóa học 9

Hãy chọn những từ thích hợp rồi điền vào các chỗ trống:

a) Polime thường là chất.... không bay hơi.

b) Hầu hết các polime đều...... trong nước và các dung môi thông thường.

c) Các polime có sẵn trong tự nhiên gọi là polime.... còn các polime do con người tổng hợp ra từ các chất đơn giản gọi là polime....

d) Polietilen và poli (vinyl clorua) là loại polime.... còn tinh bột và xenlulozơ là loại polime....

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết về Polime

Hướng dẫn giải

a) Polime thường là chất rắn không bay hơi

b) Hầu hết các polime đều không tantrong nước và các dung môi thông thường

c) Các polime có sẵn trong thiên nhiên gọi là polime thiên nhiên còn các polime do con người tổng hợp ra từ các chất đơn giản gọi là polime tổng hợp

d) Polietilen và poli (vinyl clorua) là loại polime tổng hợp còn tinh bột và xenlulozơ là loại polime thiên nhiên.

3. Giải bài 3 trang 165 SGK Hóa học 9

Trong các phân tử polime sau: polietilen, xenlulozơ, tinh bột (amilopectin), poli (vinyl clorua), những phân tử polime nào có cấu tạo mạch giống nhau ? Hãy chỉ rõ loại mạch của các phân tử polime đó.

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết về Polime

Hướng dẫn giải

Các polime có cấu tạo mạch giống nhau là polietilen, poli (vinyl clorua) và xenlulozơ và có cấu tạo mạch không phân nhánh còn amilopectin của tinh bột có cấu tạo mạch phân nhánh 

4. Giải bài 4 trang 165 SGK Hóa học 9

Poli (vinyl clorua) viết tắt là PVC là polime có nhiều ứng dụng trong thực tiễn như làm ống dẫn nước, đồ giả da,... PVC có cấu tạo mạch như sau:

---CH2 - CHCl - CH2 - CHCl - CH2 - CHCl---

a) Hãy viết công thức chung và công thức một mắt xích của PVC.

b) Mạch phân tử PVC có cấu tạo như thế nào ?

c) Làm thế nào để phân biệt được da giả làm bằng PVC và da thật ?

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết về Polime, về cấu tạo mạch Polime

Hướng dẫn giải

a) Công thức chung: 

Công thức một mắt xích: 

b) Mạch phân tử PVC là mạch không nhánh (mạch thẳng).

c) Để phân biệt da thật và da giả, ta đốt cháy mỗi mẫu da: nếu có mùi khét là da thật, không có mùi khét là da giả.

5. Giải bài 5 trang 165 SGK Hóa học 9

Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ số mol CO2 : số mol H2O bằng 1 : 1

Hỏi polime trên thuộc loại nào  trong các polime sau: polietilen, poli (vinyl clorua), tinh bột, protein ? Tại sao ?

Phương pháp giải

Lập tỉ lệ số mol CO và H2O suy ra tỉ lệ mol C và H, từ đó suy ra được công thức của polime

Hướng dẫn giải

Khi đốt cháy, chỉ thu được CO2 và H2O. Vậy polime đó là polietilen hoặc tinh bột vì poli (vinyl clorua) đốt cháy ngoài thu được CO2 và H2O còn cho sản phẩm là hợp chất của clo, protein đốt cháy ngoài thu được CO2 và H2O còn cho sản phẩm là hợp chất của nitơ.

- Vì \(\dfrac{n_{CO_{2}}}{n_{H_{2}O}}\) = \(\dfrac{1}{1}\) → \(\dfrac{n_{C}}{n_{H}}\) = \(\dfrac{1}{2}\), suy ra polime đó là polietilen (-CH2 – CH2 -)n.

- Không thể là tinh bột (-C6H10O5-)n, vì có tỉ lệ \(\dfrac{n_{C}}{n_{H}}\) =  \(\dfrac{3}{2}\)

Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM