Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 30: Silic và Công nghiệp silicat

Để có thêm phương pháp giải bài tập hiệu quả, mời các bạn cùng tham khảo tài liệu hướng dẫn giải bài tập trang 95 SGK Hóa lớp 9: Silic - Công nghiệp silicat do eLib sưu tầm và tổng hợp. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cung cấp những kiến thức hữu ích cho các bạn học sinh trong quá trình học tập và nâng cao kiến thức. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây

Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 30: Silic và Công nghiệp silicat

1. Giải bài 1 trang 95 SGK Hóa học 9

Hãy nêu một số đặc điểm của nguyên tố silic về trạng thái thiên nhiên, tính chất và ứng dụng.

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết về silic

Hướng dẫn giải

a. Trạng thái thiên nhiên

Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxi, chiếm ¼ khối lượng vỏ Trái Đất. Silic không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Các hợp chất của silic tồn tại nhiều là cát trắng, đất sét (cao lanh).

b. Tính chất

Silic là chất rắn, màu xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng của kim loại. Tinh thể silic là chất bán dẫn. Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu hơn cacbon, clo.

Tính chất hóa học đặc trưng của Si là tính khử (ở nhiệt độ cao).

Thí dụ: Si + O2 → SiO2

c. Ứng dụng

Silic được dùng làm vật liệu bán dẫn trong kĩ thuật điện tử và dùng để chế tạo pin mặt trời.

2. Giải bài 2 trang 95 SGK Hóa học 9

Hãy mô tả sơ lược các công đoạn chính để sản xuất đồ gốm.

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết về silic

- Trình bày được về:

+ Nguyên liệu

+ Các công đoạn sản xuất

Hướng dẫn giải

- Nguyên liệu: Đất sét, thạch anh, fenpat

- Công đoạn sản xuất:

+ Nhào nguyên liệu với nước, tạo khối dẻo rồi cho vào khuôn tạo hình đồ vật và phơi khô

+ Cho vào lò nung với nhiệt độ thích hợp.

3. Giải bài 3 trang 95 SGK Hóa học 9

Thành phần chính của xi măng là gì ? Cho biết nguyên liệu chính và mô tả sơ lược các công đoạn sản xuất xi măng.

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết về silic, thành phần xi măng

Hướng dẫn giải

* Thành phần chính của xi măng là CaSiO3, Ca(AlO2)2

- Nguyên liệu chính: đất sét, đá vôi, cát…

- Các công đoạn chính:

+ Nghiền nhỏ đá vôi và đất sét rồi trộn đều với cát, nước thành dạng bùn.

+ Nung hỗn hợp trong lò quay ở nhiệt độ 1400 – 1500 độ C tạo clanhke rắn.

+ Nghiền clanhke và phụ gia thành bột mịn là xi măng.

4. Giải bài 4 trang 95 SGK Hóa học 9

Sản xuất thuỷ tinh như thế nào ? Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong quá trình nấu thuỷ tinh.

Phương pháp giải

Xem lại lí thuyết về silic, phương pháp sản xuất thủy tinh

Hướng dẫn giải

Sản xuất thủy tinh:

- Trộn hỗn hợp cát, đá vôi, sôđa theo một tỉ lệ thích hợp.

- Nung hỗn hợp trong lò nung ở khoảng 900°C thành thủy tinh ở dạng nhão.

- Làm nguội từ từ thủy tinh dẻo, ép thổi thủy tinh dẻo thành các đồ vật. Các phản ứng xảy ra

Phương trình hóa học:

CaCO3 → CaO + CO2

SiO2 + CaO → CaSiO3

SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2

Thành phần chính của thủy tinh thường là CaSiOvà Na2SiO3

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM