Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX

Dựa theo cấu trúc SGK Lịch Sử 10, eLib xin chia sẻ với các bạn bài: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX

1. Giải bài 1 trang 132 SGK Lịch sử 10

So sánh tình hình xã hội nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX với thế kỉ XVIII.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung chính được trình bày ở SGK Lịch sử 10 trang 130, 131 về tình hình xã hội nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX và liên hệ với kiến thức cũ để so sánh. 

Gợi ý trả lời

- Trong xã hội có sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt hơn so với các triều đại trước:

+ Giai cấp thống trị bao gồm: vua, quan, địa chủ cường hào

+ Giai cấp bị trị: các tầng lớp nhân dân lao động, đa số là nông dân.

- Đời sống nhân dân cực khổ hơn so với các thế kỉ trước:

+ Phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng.

+ Chế độ lao dịch nặng nề.

+ Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.

- Phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra liên tục, rộng khắp, ngay từ đầu triều đại.

2. Giải bài 2 trang 132 SGK Lịch sử 10

Những nguyên nhân nào gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân đầu thời Nguyễn?

Phương pháp giải

Dựa vào SGK Lịch sử 10 trang 130, 131 về tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn để suy luận trả lời.

Gợi ý trả lời

- Chế độ phong kiến nhà Nguyễn khủng hoảng.

- Hiện tượng tham nhũng, sách nhiễu, địa chủ, cường hào ức hiếp nhân dân phổ biến.

- Nhà nước huy động sức người, sức của vào việc xây dựng kinh thành, lăng tẩm,...

- Thiên tai, hạn hán làm cho mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra.

→ Đời sống nhân dân cùng cực.

3. Giải bài 3 trang 132 SGK Lịch sử 10

Trình bày đặc điểm của phong trào đấu tranh chống phong kiến ở nửa đầu thế kỉ XIX. So sánh với các triều đại trước và phân tích ý nghĩa của nó.

Phương pháp giải

Từ nội dung SGK Lịch sử 10 trang 131, 132 về phong trào đấu tranh chống phong kiến để rút ra đặc điểm và so sánh cụ thể.

Gợi ý trả lời

* Đặc điểm:

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra ngay từ đầu triều đại.

+ Nổ ra liên tục, số lượng lớn.

+ Nhiều cuộc khởi nghĩa với quy mô lớn và thời gian kéo dài như khởi nghĩa Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi.

* Điểm khác với phong trào đấu tranh giai đoạn trước:

- Các triều đại trước phong trào đấu tranh của nhân dân thường nổ ra vào cuối triều đại, nhưng thời Nguyễn phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra ngay từ đầu triều đại.

- Số lượng, quy mô và thành phần tham gia cũng đông đảo hơn so với các thời kì trước đó.

* Ý nghĩa:

- Chứng tỏ sức mạnh của nhân dân ta và nói lên mâu thuẫn giai cấp gay gắt trong xã hội.

- Làm cho chế độ phong kiến nhà Nguyễn ngày càng suy yếu.

Ngày:18/08/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM