Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu

Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lịch Sử 10 Bài 32 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về Cách mạng công nghiệp ở châu Âu. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu

1. Giải bài 1 trang 162 SGK Lịch sử 10

Nêu mốc thời gian và những thành tựu chủ yếu của cách mạng công nghiệp ở các nước Anh, Pháp, Đức.

Hướng dẫn giải

Dựa vào những kiến thức đã học kết hợp với nội dung SGK Lịch sử 10 trang 159-162 để nêu mốc thời gian và những thành tựu chủ yếu của cách mạng công nghiệp.

Gợi ý trả lời

* Ở nước Anh:

- Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh diễn ra từ những năm 60 của thế kỉ XVIII đến những năm 40 của thế kỉ XIX và đạt được nhiều thành tựu như:

+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.

+ Năm 1769, Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

+ Năm 1779, Crôm-tơn đã cải tiến máy kéo sợi với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, dệt vải ra vừa đẹp lại vừa bền.

+ Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng suất tăng gần 40 lần so với dệt bằng tay.

+ Năm 1784, máy hơi nước do Giêm Oát phát minh được đưa vào sử dụng.

+ Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên.

+ Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xto với cảng Li-vơ-pun.

* Ở nước Pháp:

- Cuộc cách mạng công nghiệp ở Pháp diễn ra từ những năm 30 của thế kỉ XIX đến những năm 1850 - 1870, và có những phát minh trong ngành công nghiệp nhẹ.

* Ở nước Đức:

- Cuộc cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XIX và có những phát minh trong các ngành công nghiệp nặng, chủ yếu là luyện kim và hóa chất.

2. Giải bài 2 trang 162 SGK Lịch sử 10

Cách mạng công nghiệp đem lại những hệ quả gì?

Hướng dẫn giải

Dựa vào nội dung SGK Lịch sử 10 trang 162 về cuộc Cách mạng công nghiệp để trả lời.

Gợi ý trả lời

Cách mạng công nghiệp đem lại hệ quả về kinh tế và xã hội:

* Về kinh tế:

- Bộ mặt các nước tư bản có nhiều thay đổi: nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện.

- Năng suất lao động được nâng cao và ngày càng xã hội hóa quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.

- Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các nghành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.

* Về xã hội:

- Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản được hình thành: tư sản và vô sản.

- Sự tăng cường bóc lột của giai cấp tư sản đã làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.

Ngày:18/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM