Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Nhằm mục đích kiểm tra kiến thức về Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến cũng như cách vận dụng để giải bài tập. eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập dưới đây. Với các bài tập có phương pháp và lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

1. Giải bài 1 trang 140 SGK Lịch sử 10

Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam đã hình thành như thế nào?

Phương pháp giải

Dựa vào SGK Lịch sử 10 trang 137, 138 về sự hình thành truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam để trả lời.

Gợi ý trả lời

- Bước đầu nảy sinh và phát triển từ tình cảm yêu thương gắn bó giữa người với người và giữa cộng đồng, tình yêu quê hương đất nước.

- Truyền thống yêu nước được hình thành với sự ra đời của quốc gia dân tộc

- Truyền thống yêu nước được hình thành trải qua quá trình đấu tranh chống ngoại xâm, giữ nước đặc biệt dưới thời Bắc thuộc.

2. Giải bài 2 trang 140 SGK Lịch sử 10

Những nét mới trong truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến độc lập.

Phương pháp giải

Dựa vào SGK Lịch sử 10 trang 139, 140 để phân tích, so sánh và đưa ra nét mới trong truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến độc lập.

Gợi ý trả lời

Những nét mới trong truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến độc lập:

- Yêu nước không chỉ là chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc mà còn phải ra sức xây dựng và phát triển kinh tế. Ý thức vươn lên xây dựng và phát triển nền kinh tế tự chủ đậm đà bản sắc dân tộc.

- Tinh thần đoàn kết, chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc.

- Ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ, yêu nước gắn liền với thương dân.

3. Giải bài 3 trang 140 SGK Lịch sử 10

Hãy sưu tầm những câu ca dao về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.

Phương pháp giải

Dựa vào sách, báo, internet để trả lời.

Gợi ý trả lời

“ Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

 Hoặc: 

"Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm."

"Ru con con ngủ cho lành

Để mẹ múc nước rửa bành con voi

Muốn coi lên núi mà coi

Coi bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng"

4. Giải bài 4 trang 140 SGK Lịch sử 10

Tại sao có thể xem xét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc?

Phương pháp giải

Từ những kiến thức đã học và dựa vào SGK Lịch sử 10 trang 139, 140 để lí giải. 

Gợi ý trả lời

Có thể xem xét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc, vì:

- Nét nổi bật trong thời kì phong kiến ở Việt Nam là cùng với việc xây dựng và phát triển quốc gia thì nhân dân đã phải liên tiếp kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập dân lộc. Trong khoảng hơn 9 thế kỉ, nhân dân ta đã chống ngoại xâm 10 lần lớn, vì vậy tinh thần yêu nước trong chống ngoại xâm trở thành nét đặc trưng cơ bản.

- Trong chiến đấu bảo vệ đất nước, bảo vệ độc lập, ý thức, tình cảm của người Việt trở nên trong sáng, chân thành và cao thượng hơn cả.

- Khi nói về truyền thống yêu nước trong kháng chiến chống ngoại xâm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước... mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ... nhấn chìm cả lũ bán nước và lũ cướp nước".

Ngày:18/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM