Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước được eLib sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sử lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước

1. Giải bài 1 trang 120 SGK Lịch sử 10

Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước.

Phương pháp giải

Từ nội dung chính được trình bài trong SGK Lịch sử 10 trang 116 về phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỉ XVIII để trả lời.

Gợi ý trả lời

* Công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước:

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và đánh tan quân xâm lược Xiêm:

+ Năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra tại ấp Tây Sơn (Bình Định).

+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào.

+ Từ năm 1784 đến năm 1785, quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Xiêm với chiến thắng tiêu biểu ở Rạch Gầm - Xoài Mút.

- Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài:

+ Trong những năm 1786 - 1788, phong trào Tây Sơn đã lần lượt lật đổ hai tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, làm chủ toàn bộ đất nước.

+ Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh, giữ vững độc lập dân tộc.

* Đánh giá:

- Chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ.

- Phong trào Tây Sơn đã đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước.

- Công lao của quân Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước gắn liền với bảo vệ độc lập dân tộc.

2. Giải bài 2 trang 120 SGK Lịch sử 10

Hãy trình bày đặc điểm và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Thanh.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung SGK Lịch sử 10 trang 118, 119 về cuộc kháng chiến chống quân Thanh để suy luận đặc điểm và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Gợi ý trả lời

* Đặc điểm:

- Diễn ra ngay sau khi Quang Trung - Nguyễn Huệ lên ngôi, được xem là chiến công đỉnh cao của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ.

- So sánh lực lượng giữa ta và địch có sự chênh lệch lớn (ta hơn 10 vạn, địch 29 vạn).

- Diễn ra trong thời gian ngắn, chưa đầy 10 ngày với cuộc hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ làm cho địch không kịp trở tay.

- Là cuộc chiến tranh của toàn dân chống giặc, trong đó nổi bật vai trò của người nông dân dưới dự lãnh đạo của Nguyễn Huệ.

- Cuộc kháng chiến này cũng chấm dứt thời kì xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Có sự lãnh đạo tài tình của vua Quang Trung.

- Tinh thần yêu nước, chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân, của nhân dân được phát huy cao độ.

- Nghĩa quân có được sự đồng tình ủng hộ của quân dân và sĩ phu Bắc Hà.

3. Giải bài 3 trang 120 SGK Lịch sử 10

Em biết gì về Nguyễn Huệ - Quang Trung và đánh giá vai trò của ông trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh?

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã được học, kết hợp với sách, báo, internet học sinh suy luận để trả lời.

Gợi ý trả lời

* Nguyễn Huệ - Quang Trung (1753 - 1788)

- Nguyễn Huệ tên thật là Hồ Thơm.

- Ông là trụ cột của nghĩa quân Tây Sơn, có công lao to lớn trong sự nghiệp thống nhất, xây dựng đất nước và kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

- Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, ông lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung.

* Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh:

- Nguyễn Huệ đã kêu gọi quần chúng nhân dân, liên kết lực lượng, lãnh đạo nghĩa quân trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh, để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

- Vua Quang Trung được coi là anh hùng áo vải của dân tộc.

Ngày:18/08/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM