Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Sử 10 Bài 31 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 10 Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

1. Giải bài 1 trang 158 SGK Lịch sử 10

Cách mạng tư sản Pháp nổ ra trong hoàn cảnh nào?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung chính được trình bày ở SGK Lịch sử 10 trang 151, 152 về cuộc cách mạng tư sản Pháp để trả lời.

Gợi ý trả lời

Cách mạng tư sản Pháp nổ ra trong hoàn cảnh:

- Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp ngày càng gay gắt, trong đó bao trùm là mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).

- Sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ngày 5-5-1789 tại cung điện Vec-xai để đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thuế mới.

- Bất bình trước hành động của nhà vua, 14-7-1789, nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti - biểu tượng của chế độ phong kiến. Cách mạng Pháp bùng nổ.

2. Giải bài 2 trang 158 SGK Lịch sử 10

Lập niên biểu diễn biến cách mạng qua các giai đoạn. Tại sao nói: Thời kì chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của Cách mạng tư sản Pháp?

Phương pháp giải

Từ những kiến thức đã học và nội dung SGK Lịch sử 10 trang 153-158 về các phong trào Cách mạng tư sản Pháp để trả lời.

Gợi ý trả lời

* Từ ngày 14-7-1789 đến ngày 10-8-1792 (Chế độ quân chủ lập hiến)

- Ngày 14-7-1789: Khởi nghĩa của nhân dân Pari phá ngục Baxti

- Tháng 8-1789: Thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

- Ngày 11-7-1792: Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy” và ra sắc lệnh động viên quân tình nguyện.

- Tháng 4-1792: Hiến pháp được thông qua, xác lập chế độ quân chủ lập hiến.

- Tháng 9-1791: Chiến tranh giữa Pháp và liên quân phong kiến Áo - Phổ bùng nổ.

* Từ ngày 10-8-1792 đến ngày 2-6-1793 (Bước đầu của nền cộng hòa)

- Ngày 10-8-1792: Khởi nghĩa của nhân dân Pari lật đổ nền quân chủ lập hiến, chính quyền chuyển sang tay tư sản công thương được gọi là phái Girôngđanh.

- Ngày 21-9-1792: Quốc hội khai mạc, phế truất nhà vua, thiết lập nền Cộng hòa thứ nhất.

- Ngày 21-1-1793: Vua Lu-I XVI bị xử chém.

* Từ ngày 2-6-1793 đến ngày 27-7-1794 (Chuyên chính dân chủ cách mạng Giacôbanh, Đỉnh cao của cách mạng)

- Tháng 6-1793: Hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố chế độ cộng hòa.

- Ngày 23-8-1793: Thông qua sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc” → Cách mạng Pháp đạt tới đỉnh cao.

- Ngày 27-7-1794, Trong phiên họp của Quốc hội, lực lượng tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính lật đổ phái Giacôbanh, chấm dứt giai đoạn phát triển đi lên của phong trào.

* Từ ngày 27-7-1794 đến ngày 09-11-1799 (Thoái trào cách mạng)

- Tháng 11-1799, Chấm dứt chế độ Đốc chính. Nền độc tài quân sự được thiết lập ở Pháp.

- Năm 1804, Na-pô-lê-ông lên ngôi Hoàng đế, thành lập đế chế thứ nhất.

- Năm 1812, Na-pô-lê-ông bị thua trận ở Nga.

- Năm 1815, chế độ quân chủ Pháp được phục hồi.

 * Nói: thời  kì chuyên chính của Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp vì:

- Tháng 6-1793, Hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố Pháp là nước cộng hòa, ban bố quyền dân chủ rộng rãi và mọi sự bất bình đẳng giai cấp bị bãi bỏ.

- Phái Giacôbanh đã quan tâm giải quyết vấn đề ruộng đất đòi hỏi cơ bản của nông dân.

- 8/1793, Quốc hội thống qua sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc” để huy động sức mạnh của nhân dân trong cả nước chống “thù trong giặc ngoài” ban hành luật giá tối đa với lương thực đển hạn chế nạn đầu cơ tích trữ, đồng thời ban hành mức lương tối đa của công nhân.

- Nhờ các chính sách của mình, phái Giacôbanh đã dập tắt được các cuộc nổi loạn, đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới. Hoàn thành các nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. Cách mạng đạt đến đỉnh cao.

3. Giải bài 3 trang 158 SGK Lịch sử 10

Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Phương pháp giải

Từ nội dung SGK Lịch sử 10 trang 158 Cách mạng tư sản Pháp để nêu ý nghĩa của cuộc CM này

Gợi ý trả lời

Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII:

* Đối với nước Pháp:

- Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

- Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành.

* Đối với thế giới:

- Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu.

- Mở ra một thời đại mới, thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.

Ngày:18/08/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM