Giải bài tập SGK Vật lý 12 Bài 26: Các loại quang phổ

Nội dung Giải bài tập của Bài 26 SGK Vật Lý 12 được eLib biên soạn dưới đây sẽ giúp các em nắm vững kiến thức về các loại quang phổ một cách chi tiết và rõ ràng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh.

Giải bài tập SGK Vật lý 12 Bài 26: Các loại quang phổ

1. Giải bài 1 trang 137 SGK Vật lý 12

Quang phổ vạch phát xạ là gì ? Điều kiện để có quang phổ vạch phát xạ là gì ? Đặc điểm của quang phổ vạch phát xạ là gì ?

Phương pháp giải

- Các chất khí ở áp suất thấp hay khi bị kích thích bằng nhiệt hay bằng điện sẽ phát ra quang phổ vạch phát xạ

- Mỗi nguyên tố hóa học có đặc điểm về quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố đó

Hướng dẫn giải

- Quang phổ vạch phát xạ là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối

- Điều kiện để có quang phổ vạch phát xạ : Các chất khí ở áp suất thấp phát ra, khi bị kích thích bằng nhiệt hay bằng điện.

- Đặc điểm của quang phổ vạch phát xạ:

+ Quang phổ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch, về vị trí (hay bước sóng) và độ sáng tỉ đối giữa các vạch

+ Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố đó.

2. Giải bài 2 trang 137 SGK Vật lý 12

Quang phổ liên tục là gì ? Điều kiện để có quang phổ liên tục là gì ? Đặc điểm của quang phổ liên tục là gì ?

Phương pháp giải

- Các chất rắn, lỏng, khí có áp suất lớn hay khi khi bị nung nóng phát ra quang phổ liên tục

- Đặc điểm của quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát

Hướng dẫn giải

- Quang phổ liên tục là một dải màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

- Điều kiện để có quang phổ liên tục là các chất rắn, lỏng, khí có áp suất lớn, phát ra khi bị nung nóng.

- Đặc điểm của quang phổ liên tục là không phụ thuộc vào cấu tạo của nguồn phát mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát.

3. Giải bài 3 trang 137 SGK Vật lý 12

Quang phổ hấp thụ là gì ? Trình bày cách tạo ra quang phổ hấp thụ. Đặc điểm của quang phổ hấp thụ là gì ?

Phương pháp giải

- Quang phổ vạch hấp thụ là quang phổ gồm những vạch tối nằm trên nền ...

- Khí hoặc hơi bị nung nóng ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng phát ra quang phổ vạch hấp thụ.

- Mỗi nguyên tố hóa học có quang phổ vạch hấp thụ riêng đặc trưng cho chất đó.

Hướng dẫn giải

- Quang phổ hấp thụ là các vạch hay đám vạch tối trên nền của một quang phổ liên tục.

- Cách tạo ra quang phổ hấp thụ:

+ Dùng một bóng đèn điện dây tóc chiếu sáng khe F của một máy quang phổ.

+ Trên tiêu diện của thấu kính buồng tối, có một quang phổ liên tục của dây tóc bóng đèn.

+ Đèn xen giữa đèn và khe F một cốc thủy tinh đựng dung dịch màu, thì trên quang phổ liên tục ta thấy có một số dải đen.

+ Quang phổ liên tục, thiếu các ánh sáng do bị dung dịch hấp thụ, được gọi là quang phổ hấp thụ của dung dịch.

- Đặc điểm của quang phổ hấp thụ là:

+ Quang phổ hấp thụ của các chất khí chứa các vạch hấp thụ và là đặc trưng cho chất khí đó.

+ Quang phổ hấp thụ của chất lỏng và chất rắn lại chứa các "đám", mỗi đám gồm nhiều vạch hấp thụ nối tiếp nhau một cách liên tục.

4. Giải bài 4 trang 137 SGK Vật lý 12

Quang phổ vạch phát xạ do chất nào dưới đây bị nung nóng phát ra ?

A. chất rắn

B. chất lỏng

C. chất khí ở áp suất thấp

D. chất khí ở áp suất cao

Phương pháp giải

Các chất khí ở áp suất thấp hay khi bị kích thích bằng nhiệt hay bằng điện sẽ phát ra quang phổ vạch phát xạ

Hướng dẫn giải

- Quang phổ vạch phát xạ do các chất khí hay hơi có áp suất thấp và bị kích thích (bởi nhiệt độ cao hay điện trường mạnh…) phát ra

- Chọn đáp án C.

5. Giải bài 5 trang 137 SGK Vật lý 12

Chỉ ra câu sai.

Quang phổ liên tục được phát ra bởi chất nào dưới đây khi bị nung nóng ?

A. chất rắn.

B. chất lỏng

C. chất khí ở áp suất thấp

D. chất khí ở áp suất cao

Phương pháp giải

Các chất rắn, lỏng, khí có áp suất lớn hay khi khi bị nung nóng phát ra quang phổ liên tục

Hướng dẫn giải

- Quang phổ liên tục do các chất rắn, lỏng và chất khí có áp suất lớn bị nung nóng phát ra

- Chọn đáp án C.

6. Giải bài 6 trang 137 SGK Vật lý 12

Trong quang phổ vạch phát xạ của hidro, ta thấy vạch lam nằm bên phải vạch chàm. Vậy các vạch đỏ và vạch tím nằm thế nào ?

Phương pháp giải

Trong quang phổ vạch phát xạ của hidro, các vạch màu biến thiên liên tục theo thức tự của các màu cơ bản sau: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

Hướng dẫn giải

- Dựa vào dải quang phổ biến thiên liên tục từ đỏ đến tím

- Ta thấy:

+ Vạch lam nằm bên phải vạch chàm.

+ Vạch đỏ nằm bên phải vạch chàm.

+ Vạch tím nằm bên trái vạch chàm.

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM