Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9

Bài học giúp các em rèn luyện thêm cho bản thân những kỹ năng làm văn thuyết minh, sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh để tạo nên sức hấp dẫn, sinh động cho bài văn của mình. Chúc các em học tốt!

Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9

1. Dàn ý bài văn thuyết minh kết hợp yếu tố miêu tả

- Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.

- Để làm một bài văn thuyết minh kết hợp với yếu tố miêu tả gồm 3 phần:

a. Mở bài:

  • Giới thiệu về vấn đề thuyết minh.
  • Miêu tả vài nét về vấn đề thuyết minh.

b. Thân bài:

  • Tìm ý làm rõ vấn đề cần thuyết minh, lựa chọn, xác định ý cần miêu tả.
  • Cung cấp những thông tin quan trọng, cần thiết về đề tài thuyết minh.
  • Sắp xếp các ý theo một trình tự nhất định, hợp lí giúp người đoc nắm được vấn đề và dễ hình dung.

c. Kết bài:

  • Làm rõ vấn đề thuyết minh và cảm nhận của bản thân về vấn đề đó.

2. Luyện tập

Câu 1: Thuyết minh về cây bút bi.

Gợi ý làm bài

Mở bài

Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.

Thân bài

- Nguồn gốc, xuất xứ.

- Cấu tạo: 2 bộ phận chính.

  • Vỏ bút, ruột bút, bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

- Phân loại:

  • Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
  • Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật miêu tả).

- Nguyên lý hoạt động, bảo quản

  • Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
  • Bảo quản: Cẩn thận.

- Ưu điểm, khuyết điểm:

+ Ưu điểm:

  • Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
  • Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.

+ Khuyết điểm:

  • Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.

- Ý nghĩa:

  • Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
  • Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người
  • Dùng để viết, để vẽ.
  • Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.
  • Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão... của con người.

Kết bài:

Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trong của cây bút bi trong cuộc sống.
Câu 2: Thuyết minh về con trâu. Trong bài văn có sử dụng yếu tố miêu tả

Gợi ý làm bài

Mở bài

Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.

Thân bài

- Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:

  • Trâu Việt Namcó nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
  • Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ,thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừnghình lưỡi liềm…
  • Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…

- Lợi ích của con trâu:

+ Trong đời sống vật chất:

  • Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
  • Là tài sản quý giá của nhà nông.
  • Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…

+ Trong đời sống tinh thần:

  • Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đihọc, một buổi đi chăn trâu:thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…

+ Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

“Ai bảo chăn trâu là khổ ?”

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:

  • Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
  • Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
  • Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.

Kết bài:

  • Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
  • Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

3. Kết luận

Kết thúc bài học các em có kỹ năng làm văn thuyết minh có sử dụng các yếu tố miêu tả.

Ngày:23/07/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM