Các thành phần biệt lập Ngữ văn 9

eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em hiểu được các thành phần biệt lập. Từ đó, các em có thể nhận diện và phân tích được các thành phần biệt lập trong một văn bản cụ thể. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Các thành phần biệt lập Ngữ văn 9

1. Thành phần tình thái

- Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn nhận đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

- Các thành phần tình thái là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên dược gọi là thành phần biệt lập.

- Ví dụ: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh -> "Chắc" là thành phần tình thái.

2. Thành phần cảm thán

- Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (vui, buồn, mừng, giận...).

- Các thành phần cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên dược gọi là thành phần biệt lập.

- Ví dụ: Ồ, sao mà độ ấy vui thế! -> "Ồ" là thành phần cảm thán.

3. Luyện tập

Câu 1: Em hãy tìm các thành phần biệt lập trong những ngữ liệu dưới đây:

a. Hình như anh ấy đã không còn thích ăn kem nữa rồi.

b. Chắc hẳn trận đấu tối nay giữa tuyển Việt Nam với tuyển Thái Lan sẽ thu hút đông đảo người xem và cổ vũ.

c. Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.

d. 

Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi).

e. Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Gợi ý trả lời:

a. Thành phần tình thái "hình như" -> diễn đạt trạng thái mơ hồ, chưa xác định được.

b. Thành phần tình thái "chắc hẳn" -> diễn đạt sự phỏng đoán chưa chắc chắn ở trận đấu bóng.

c. Thành phần tình thái, từ kể cả anh được thêm vào làm rõ cho tập hợp “mọi người” được nói đến trong câu.

d. Thành phần tình thái diễn đạt trạng thái bất ngờ, ngỡ ngàng khi cô bé hàng xóm là thanh niên xung phong "có ai ngờ" và cảm xúc khâm phục, yêu thương của nhân vật trữ tình trước vẻ đẹp của cô gái.

e. Thành phần cảm thán "Trời ơi" -> diễn tả sự nuối tiếc, vội vã của nhân vật khi thời gian ngắn ngủi sắp kết thúc

Câu 2: Em hãy viết đoạn văn ngắn có sử dụng thành phần tình thái hoặc cảm thán.

Gợi ý trả lời:

Trong truyện ngắn Người con gái Nam Xương, chắc hẳn người đọc chúng ta đều cảm thương cho nhân vật Vũ Nương - người phụ nữ xinh đẹp hiền lành nhưng có cuộc đời bất hạnh. Vũ Nương là hình ảnh đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội xưa với nét đẹp hiền hậu thùy mị nết na, công, dung, ngôn hạnh. Thế nhưng một con người hiền hậu ấy lại chẳng thể có số phận cuộc đời tốt đẹp. Bi kịch từ cuộc hôn nhân không trọn vẹn đã đẩy nàng đến bước đường cùng gieo mình xuống sông để chứng minh cho tấm lòng son sắc thủy chung của mình. Bi kịch ấy đã vạch trần ra hiện thực xã hội phong kiến mà người đàn ông có quyền có tiếng nói còn người phụ nữ lúc nào cũng phải cam chịu, không được bênh vực che chở đối xử một cách bất công, vô lí. Đó chính là giá trị hiện thực mà Nguyễn Dữ muốn vạch ra để từ đó xây dựng lên giá trị nhân đạo, cảm thương cho những người có số phận bất hạnh như nàng.

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Nhận biết hai thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán.

- Nắm chắc được đặc điểm và công dụng của mỗi thành phần trong câu.

- Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán, biết sử dụng đúng thành phần biệt lập khi tạo lập văn bản.

- Có ý thức sử dụng đúng các thành phần biệt lập khi viết bài.

Ngày:14/12/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM