Luận án TS: Diễn giải truyền thống trong kiến trúc Việt Nam đương đại

Luận án TS Diễn giải truyền thống trong kiến trúc Việt Nam đương đại nhận dạng và lý giải những “vướng mắc” của việc khai thác VHTT trong KTVNĐĐ, giới thiệu lý thuyết Thông diễn học (TDH); tìm một số khả năng ứng dụng lý thuyết TDH vào các hoạt động của KT

Luận án TS: Diễn giải truyền thống trong kiến trúc Việt Nam đương đại

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Thế giới và Việt Nam từ lâu đã đặt vấn đề văn hoá truyền thống trong kiến trúc, hay truyền thống và hiện đại trong kiến trúc, hoặc kiến trúc tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc, rồi thì văn hoá và kiến trúc,... Dù được gọi với những cái tên khác nhau, nhưng vấn đề đều xoay quanh bàn về những biểu hiện và các cách thức thể hiện văn hoá truyền thống (VHTT) (thường được gọi gọn là truyền thống (TT)) trong kiến trúc, hay nói văn chương hơn là sự diễn giải văn hoá truyền thống trong kiến trúc (KT). Nhất là trong thời toàn cầu hoá, vấn đề này chẳng hề giảm tính thời sự của nó

1.2 Mục đích nghiên cứu của luận án

Nhận dạng và lý giải những “vướng mắc” của việc khai thác VHTT trong KTVNĐĐ, bằng cách đối chiếu cùng hiện tượng với KT thế giới, để từ đó tìm hướng giải quyết.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là văn hoá truyền thống, gọi ngắn gọn là truyền thống (TT) và vật thể nghiên cứu - vật mang đối tượng nghiên cứu là kiến trúc (KT)

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp sưu tầm được sử dụng nhằm thu tập tài liệu trong và ngoài nước về kiến trúc, về VH truyền thống và các vấn đề liên quan, để có những cơ sở lý luận tham khảo và trích dẫn cho luận án

Phương pháp khảo sát điền dã được sử dụng khi đi khảo sát các công trình kiến trúc theo các chủ đề và cấp độ, để tìm dẫn chứng minh chứng cho những nhận định, cũng như minh hoạ cho các lập luận trong luận án

2. Nội dung

2.1 Diễn giải văn hóa truyền thống trong kiến trúc

Văn hóa truyền thống trong kiến trúc

Các phương thức diễn giải vhtt trong kiến trúc

Sự chuyển hướng từ tư duy hình ảnh sang tư duy ngôn ngữ

2.2 Những cơ sở khoa học cho sự diễn giải văn hoá truyền thống trong kiến trúc

Cơ sở lịch sử: tính tổng toàn trong kiến trúc

Cơ sở thực tiễn: sự tích hợp các mô hình diễn giải kt

Cơ sở lý luận: diễn giải vhtt trong kt đương đại

2.3 Diễn giải văn hoá truyền thống trong kiến trúc việt nam đương đại

Ứng dụng thông diễn học vào ktvn đương đại

Phương thức diễn nghĩa vhtt trong ktđđ: tả và gợi

Kết-đóng và kết-mở trong giải nghĩa vhtt

3. Kết luận

Khai thác VHTT vào KT không phải là một xu hướng nhất thời, mà là một phần tất yếu trong quá trình tư duy thiết kế, nên đây là một phương thức thiết kế luôn tồn tại; chỉ có những sự diễn giải là khác nhau do quan niệm, tư tưởng thiết kế từng thời kỳ không giống nhau, do hoàn cảnh và THTK không giống nhau. Nhưng trên bình diện tổng thể, có thể thấy có các cách thức diễn giải TT trong KT theo các mô hình tư duy như sau: diễn giải Hình thức; diễn giải Cấu trúc và diễn giải Hiện tượng. Song mỗi lối diễn giải này đều có sự khiếm khuyết; vì vậy mà KTĐĐ có chiều hướng hướng về một phương thức có lối tư duy linh hoạt hơn, đa chiều hơn, coi trọng tính quan hệ, cổ vũ sự khác biệt, tiểu tự sự và tất cả tồn tại trong sự đối thoại – đó cũng là những đặc trưng của lối tư duy ngôn ngữ - tiền đề của lý thuyết Thông diễn học

4. Tài liệu tham khảo

Lê Trần Xuân Trang (2004), Vài quan sát về tính “Nhập nhằng” trong kiến trúc Việt Nam (Nhân đọc quyển: “Tính phức hợp và mâu thuẫn trong kiến trúc” của Robert Venturi), Báo cáo KH trong Hội nghị Khoa học năm 2004 của trường Đại học Kiến trúc Tp.HCM

Lê Trần Xuân Trang (2005), Về tính "nhập nhằng" (phức hợp và mâu thuẫn) trong kiến trúc, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kiến trúc TpHCM

- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án TS kiến trúc- xây dựng trên-

Ngày:08/09/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM