Luận án TS: Nghiên cứu sử dụng Metakaolin Việt Nam để chế tạo bê tông trang trí

Luận án TS Nghiên cứu sử dụng Metakaolin Việt Nam để chế tạo bê tông trang trí sử dụng MK để nâng cao chất lượng BTTT: giảm hiện tượng loang màu và xỉn màu, giảm hiện tượng rêu mốc và tăng độ bền màu do tác động cơ học và thời tiết.

Luận án TS: Nghiên cứu sử dụng Metakaolin Việt Nam để chế tạo bê tông trang trí

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Bê tông trang trí (BTTT) được sử dụng trong các công trình xây dựng và kiến trúc, đặc biệt là các bộ phận công trình dùng để trang trí bề mặt ngoài như facad, sảnh tòa nhà, bề mặt quán bar, mặt cầu thang, các chi tiết uốn lượn (bể bơi, dòng sông lười), vỉa hè, nền đường … Bởi vậy các bộ phận kết cấu này yêu cầu có chất lượng cao và tính thẩm mỹ cao.

1.2 Mục đích nghiên cứu của luận án

Sử dụng nguồn nguyên vật liệu tại Việt Nam (MK Lâm Đồng, xi măng trắng Thái Bình và chất màu oxyt) để chế tạo BTTT mác cao (mác ≥ 60MPa).

Sử dụng MK để nâng cao chất lượng BTTT: giảm hiện tượng loang màu và xỉn màu, giảm hiện tượng rêu mốc và tăng độ bền màu do tác động cơ học và thời tiết.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là bê tông trang trí mác cao sử dụng MK Lâm Đồng, xi măng trắng PCW 40.I Thái Bình, các loại bột oxyt sắt Fe 2 O 3 và oxyt crôm Cr 2 O 3 .

Phạm vi là nghiên cứu: Chế tạo hồ và đá xi măng màu sử dụng oxyt sắt màu đỏ và oxyt crôm màu xanh.

Chế tạo BTTT có độ sụt cao và mác ≥ 60MPa sử dụng làm lớp mặt trên cơ sở xi măng trắng PCW 40.I, bột oxyt sắt Fe 2 O 3 và oxyt crôm Cr 2 O 3 .

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp lý thuyết và phương pháp thực nghiệm, phương pháp tiêu chuẩn và phương pháp phi tiêu chuẩn.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu bê tông trang trí trên thế giới và ở việt nam

Tình hình nghiên cứu bê tông trang trí trên thế giới và ở Việt Nam

Cơ sở khoa học của đề tài

2.2 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm

Nghiên cứu lựa chọn vật liệu nghiên cứu

Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu

2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của metakao lin, bột màu đến các tính chất của hồ và đá xi măng

Nghiên cứu tính chất của hỗn hợp hồ và đá xi măng trắng

Nghiên cứu ảnh hƣởng của MK, bột màu đến các tính chất của đá xi măng

2.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của metakaolin, bột màu đến các tính chất của bê tông màu trang trí

Lựa chọn tỷ lệ MK và chất màu sử dụng trong BTTT.

Xác định các cấp phối bê tông mác 60 và 70MPa.

Nghiên cứu ảnh hưởng của MK, bột màu đến độ sụt của HHBT

Nghiên cứu ảnh hưởng của MK, bột màu đến các tính chất của BTTT

Kết quả ứng dụng BTTT mác 60MPa ở hiện trường

3. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu có thể đưa ra một số kết luận như sau: Khi sử dụng 0- 20%MK thay thế xi măng trắng Thái Bình PCW 40.I đã tạo ra được chất kết dính có các đặc tính như sau: - MK làm tăng cường độ của đá xi măng tại tuổi sau 7 ngày. Đá xi măng PCW 40-I có tỷ lệ 15%MK đạt cường độ cao nhất (69,6MPa ở tuổi 28 ngày và 80,97 MPa ở tuổi 360 ngày) tương ứng tăng 7% và 9% so với mẫu xi măng không có MK.

- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án TS kiến trúc- xây dựng trên-

Ngày:05/09/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM