Luận án TS: Tổ chức không gian kiến trúc chợ đầu mối nông sản thực phẩm phù hợp với đô thị Hà Nội

Luận án TS Tổ chức không gian kiến trúc chợ đầu mối nông sản thực phẩm phù hợp với đô thị Hà Nội làm rõ các vấn đề về vị trị / địa điểm CĐM NSTP trong mạng lưới công trình chợ Hà Nội; phân loại / phân cấp CĐM NSTP; đề xuất các nguyên tắc tính toán quy mô, phân lập chức năng giải pháp tổ chức không gian kiến trúc CĐM NSTP theo hướng hiện đại, hiệu quả trong sử dụng, đáp ứng nhu cầu của phát triển của đô thị Hà Nội;

Luận án TS: Tổ chức không gian kiến trúc chợ đầu mối nông sản thực phẩm phù hợp với đô thị Hà Nội

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Lịch sử phát triển của hệ thống kiến trúc công cộng của Việt nam luôn gắn liền và phản ánh gần như đầy đủ quá trình phát triển của dân tộc. Các công trình kiến trúc công cộng với trữ lượng văn hoá phong phú và đa dạng, là những trung tâm hoạt động phục vụ các mục tiêu công cộng của cộng đồng, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của toàn vùng cũng như của cả quốc gia.Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng, hệ thống Công trình Công cộng ở nước ta đang đối diện với nhiều bất cập cần phải được giải quyết, đặc biệt là về hình thái kiến trúc và về đầu tư, quản lý vận hành công trình. Hà Nội là một ví dụ tiêu biểu

1.2 Mục đích nghiên cứu của luận án

Nghiên cứu các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc Chợ đầu mối nông sản thực phẩm phù hợp với quá trình phát triển đô thị Hà Nội

Đề xuất các nguyên tắc quản lý CĐM NSTP của Hà Nội; bổ sung tiêu chuẩn, quy chuẩn

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là: cấu trúc không gian, cấu trúc chức năng và hình thái kiến trúc của CĐM NSTP

Về không gian: Kiến trúc CĐM NSTP tại Hà Nội theo quy hoạch Hà Nội mở rộng đến 2030, tầm nhìn 2050;

Về thời gian: đến năm 2030

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp khảo sát

Phương pháp thống kê, so sánh

Phương pháp phân tích tổng hợp

1.5 Nội dung nghiên cứu

Tổng kết quá trình phát triển của kiến trúc CĐM NSTP, phân biệt CĐM NSTP với chợ thông thường, đồng thời xác định vai trò của mạng lưới cũng như công trình CĐM NSTP trong phát triển đô thị Hà Nội

Kiến nghị các giải pháp quản lý và bổ sung quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế đối với thể loại công trình CĐM NSTP cho phù hợp với thực tiễn

1.6 Kết quả nghiên cứu

Tổng kết quá trình phát triển của Kiến trúc CĐM NSTP của Hà Nội. Dựa trên việc xác định 6 tiêu chí, lựa chọn 8 CĐM NSTP của Hà Nội để tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng và xác định các vấn đề còn tồn tại của Kiến trúc CĐM NSTP Hà Nội; xác định vai trò riêng của CĐM NSTP trong đô thị; các yếu tố đặc thù khác biệt so với chợ bán lẻ thông thường

1.7 Đóng góp mới của luận án

Phân tách rõ thể loại kiến trúc công trình CĐM NSTP trong hệ thồng công trình thương mại dịch vụ nói chung và hệ thống chợ nói riêng, dựa trên các khác biệt đặc thù về không gian chức năng và chuỗi hoạt động chính của công trình
Xây dựng các nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc CĐM NSTP Hà Nội; Từ đó: xác định các không gian chức năng đặc thù (10 loại); xác định sơ đồ TCKG chức năng của CĐM NSTP; đề ra cách tính toán quy mô đất, quy mô công trình, tỷ lệ diện tích các nhóm không gian chức năng ấy

1.8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Kết quả nghiên cứu về mặt lý thuyết có giá trị bổ sung kiến thức mới có tính chất nguyên lý về thiết kế kiến trúc thể loại công trình CĐM NSTP

Đề xuất các nguyên tắc và giải pháp tổ chức không gian kiến trúc CĐM NSTP Hà Nội có giá trị tham khảo cho kiến trúc sư trong công tác tư vấn, thiết kế kiến trúc CĐM NSTP ở các địa phương khác trong cả nước

1.9 Một số khái niệm

Chợ là một môi trường kiến trúc công cộng của một khu vực dân cư được chính quyền quy định, cho phép hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ thương nghiệp [7]
Chợ đầu mối: Là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hóa lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác. (Mục 2, Điều 2 của Nghị Định Chính Phủ số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003)

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về kiến trúc chợ và chợ đầu mối nông sản thực phẩm

Khái quát về chợ đầu mối trên thế giới

  • Chợ đầu mối nông sản thực phẩm truyền thống
  • Chợ đầu mối nông sản thực phẩm hiện đại
  • Chợ đầu mối nông sản thực phẩm hiện đại trong mạng lưới chợ đô thị
  • Tình hình phát triển chợ đầu mối nông sản thực phẩm trong môi trường thương mại hiện đại

Quá trình phát triển kiến trúc chợ và chợ đầu mối nông sản thực phẩm tại Hà Nội

  • Sự hình thành và phát triển chợ tại Hà Nội
  • Chợ đầu mối nông sản thực phẩm tại Hà Nội

Thực trạng kiến trúc chợ đầu mối nông sản thực phẩm tại hà nội

  • Khảo sát một số Chợ đầu mối nông sản thực phẩm chính tại Hà Nội
  • Thực trạng kiến trúc các Chợ đầu mối nông sản thực phẩm tại Hà Nội
  • Đánh giá thực trạng kiến trúc Chợ đầu mối Nông sản thực phẩm tại Hà Nội

Những công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án

  • Việt Nam
  • Thế giới

Những vấn đề cần nghiên cứu

2.2 Cơ sở khoa học về tổ chức không gian kiến trúc chợ đầu mối nông sản thực phẩm phù hợp với đô thị hà nội

Cơ sở lý thuyết

  • Lý thuyết về kinh tế đô thị
  • Xu hướng phát triển chợ đầu mối NSTP đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị Hà Nội

Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian chợ đầu mối nông sản thực phẩm hà nội

  • Thị trường và quy luật Cung Cầu
  • Trình độ thương mại, phương thức và năng lực lưu thông hàng hóa NSTP
  • Các yếu tố tự nhiên, văn hóa, xã hội
  • Yếu tố kỹ thuật và công nghệ

Cơ sở pháp lý

  • Luật và các chính sách của Thành phố Hà Nội
  • Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn thiết kế

Cơ sở thực tiễn trong quy hoạch và phát triển đôthị hà nội về chợ đầu mối nông sản thực phẩm

  • Các đồ án Quy hoạch đô thị Hà Nội cũ và quá trình đô thị hóa
  • Quy hoạch chung Hà Nội - 2011
  • Quy hoạch Hạ tầng thương mại
  • Chợ đầu mối nông sản thực phẩm trong mối quan hệ với đô thị
  • Thực tiễn tổ chức không gian kiến trúc CĐM NSTP

Cơ sở thiết kế kiến trúc chợ và chợ đầu mối nông sản thực phẩm hiện nay

  • Địa điểm xây dựng
  • Các bộ phận chức năng trong công trình Chợ và Chợ đầu mối nông sản thực phẩm
  • Thiết kế Kiến trúc tổng mặt bằng
  • Thiết kế không gian Nhà chợ chính
  • Thiết kế không gian Chức năng phụ trợ
  • Hệ thống kỹ thuật
  • Yêu cầu về cấu tạo kiến trúc và công tác hoàn thiện

Kinh nghiệm về tổ chức không gian kiến trúc chợ đầu mối nông sản thực phẩm

2.3 Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc chợ đầu mối nông sản thực phẩm đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị hà nội

Quan điểm nghiên cứu

Đề xuất nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc chợ đầu mối nông sản thực phẩm đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị hà nội

Mạng lưới chợ đầu mối nông sản thực phẩm hà nội

Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc chợ đầu mối nông sản thực phẩm đáp ứng nhu cầu phát triển đôthị hà nội

Thiết kế minh họa

Đề xuất các biện pháp quản lý chợ đầu mối nông sản thực phẩm của hà nội

3. Kết luận

Luận án đã tổng kết quá trình phát triển của Kiến trúc CĐM NSTP của Hà Nội cũng như trên thế giới, theo phân kỳ thời gian. Dựa trên việc xác định 6 tiêu chí, luận án đã lựa chọn 8 CĐM NSTP của Hà Nội để tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng và xác định các vấn đề còn tồn tại của Kiến trúc CĐM NSTP Hà Nội

Luận án đã tập hợp các cơ sở khoa học về tổ chức không gian kiến trúc CĐM NSTP, bao gồm các vấn đề: cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn, và các yếu tố ảnh hưởng đến kiến trúc CĐM NSTP của Hà Nội

Luận án đã tiến hành phân loại và xác định Mạng lưới CĐM NSTP Hà Nội. Về phân loại, tương ứng với vị trí của CĐM NSTP trong quan hệ với đô thị, chia thành 3 loại: ở trong đô thị, ở biên đô thị và ở ngoài đô thị; mỗi loại được xem xét với các ưu/nhược điểm của riêng mình và mối liên hệ với cơ cấu 10 nhóm không gian chức năng. Theo đó, việc phân cấp CĐM theo kích thước đô thị được tiến hành, làm cơ sở để đề xuất phương án xác định Mạng lưới CĐM NSTP phù hợp với phát triển đô thị Hà Nội

4. Tài liệu tham khảo

Đào Duy Anh, Lịch sử Việt Nam, Hà Nội- 1956.

Nguyễn Thế Bá, Lê Trọng Bình, Trần Trọng Hanh, Nguyễn Tố Lăng, Quy hoạch xây dưng phát triển đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội – 2004.

Trần Văn Bính, Văn hoá trong quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia- 1998.

Bộ Xây dựng, Định hướng phát triển Kiến trúc Việt Nam đến năm 2020. NXB Xây dựng- 2003.

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án TS kiến trúc- xây dựng trên--

Ngày:05/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM