Giải bài tập SGK Toán 6 Ôn tập phần Hình học

Phần hướng dẫn giải bài tập SGK Ôn tập phần Hình học sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các dạng bài tập từ SGK Toán 6 Tập hai.

Giải bài tập SGK Toán 6 Ôn tập phần Hình học

1. Giải bài 1 trang 96 SGK Toán 6 tập 2

a) Góc là gì?

b) Góc bẹt là gì?

c) Nêu hình ảnh thực tế của góc, góc bẹt.

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết về góc

Hướng dẫn giải

Câu a

Góc là hình tạo bởi hai tia chung gốc.

Câu b

Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau. 

Câu c

Hình ảnh thực tế của góc vuông như: góc của viên gạch vuông lát nền nhà, góc bàn, góc bảng, góc quyển sách,...

Hình ảnh thực tế của góc bẹt như: quyển vở mở ra, góc tạo thành bởi kim giờ và kim phút lúc 6 giờ...

2. Giải bài 2 trang 96 SGK Toán 6 tập 2

a) Góc vuông là gì?

b) Góc nhọn là gì?

c) Góc tù là gì?

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết về các loại góc

Hướng dẫn giải

Câu a

Góc vuông là góc có số đo bằng \(90^0.\)

Câu b

Góc nhọn là góc nhỏ hơn góc vuông. \((<90^0)\)

Câu c

Góc tù (có số đo \(x\)) là góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt. \((90^0< x < 180^0)\)

3. Giải bài 3 trang 96 SGK Toán 6 tập 2

Vẽ:

a) Hai góc phụ nhau.

b) Hai góc bù nhau.

c) Hai góc kề nhau.

Phương pháp giải

  • Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo là 90 độ.
  • Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo là 180 độ.
  • Hai góc kề nhau là hai góc có 1 cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chứa cạnh chung.

Hướng dẫn giải

Câu a

- Vẽ góc xOy có số đo bằng 90o. Vẽ tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy. Khi đó: hai góc xOz và góc zOy là hai góc phụ nhau.

Câu b

- Vẽ góc xOy có số đo bằng 180o. Vẽ tia Oz bất kì không trùng với hai tia Ox, Oy. Khi đó: hai góc xOz và zOy là hai góc bù nhau.

Câu c

- Vẽ tia Ox. Trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ là đường thẳng chứa tia Ox vẽ hai tia Oy, Oz. Khi đó: Hai góc xOy và xOz là hai góc kề nhau.

4. Giải bài 4 trang 96 SGK Toán 6 tập 2

Vẽ:

a) Góc \(60^0\)

b) Góc \(135^0\)

c) Góc vuông. 

Phương pháp giải

Xem lại cách vẽ góc

Hướng dẫn giải

Câu a

- Vẽ tia Ox: Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với gốc O của tia Ox và tia Ox đi qua vạch 0o của thước.

- Vẽ tia Oy đi qua vạch 60o của thước đo góc, ta có \(\widehat {xOy} = 60^\circ \)

Câu b

- Vẽ tia Oa: Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với gốc O của tia Oa và tia Oa đi qua vạch 0o của thước.

- Vẽ tia Ob đi qua vạch 135o của thước đo góc, ta có \(\widehat {aOb} = 135^\circ \)

Câu c

- Vẽ tia Om: Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với gốc O của tia Om và tia Om đi qua vạch 0o của thước.

- Vẽ tia On đi qua vạch 90o của thước đo góc. Ta có \(\widehat {mOn} = 90^\circ \) hay \(\widehat {mOn} \) là góc vuông.

Các bài giải bài tập Toán 6 khác trên VietJack:

5. Giải bài 5 trang 96 SGK Toán 6 tập 2

Vẽ góc \(xOy.\) Vẽ tia \(Oz\) nằm giữa hai tia \(Ox, Oy.\) Làm thế nào để chỉ đo hai lần mà biết được số đo của cả ba góc \(xOy, yOz, xOz.\) Có mấy cách làm? 

Phương pháp giải

Sử dụng công thức cộng góc: Nếu tia \(Oz\) nằm giữa hai tia \(Ox\) và \(Oy\) thì \(\widehat {xOy} = \widehat {xOz} + \widehat {zOy}\)

Hướng dẫn giải


 

Cách 1: Đo hai góc \(xOz\) và \(yOz.\) Tổng số đo hai góc này chính là số đo của góc \(xOy.\)

Cách 2: Đo góc \(xOy\) và góc \(xOz\) (hoặc góc \(yOz\)). Hiệu số đo hai góc này chính là góc đo của góc \(yOz\) (hoặc \(xOz\)).

(Vì tia \(Oz\) nằm giữa hai tia \(Ox, Oy\) nên \(\widehat{xOz}+\widehat{yOz}=\widehat{xOy}\)

Suy ra \(\widehat{xOz}=\widehat{xOy}-\widehat{yOz}\) và \(\widehat{yOz}=\widehat{xOy}-\widehat{xOz})\)

6. Giải bài 6 trang 96 SGK Toán 6 tập 2

Cho góc \(60^0.\) Vẽ tia phân giác của góc ấy.

Phương pháp giải

Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau.

Hướng dẫn giải

 

Giả sử \({\widehat {xOy}}=60^0.\) Gọi \(Ot\) là tia phân giác của góc \(xOy.\)

Ta có: \(\displaystyle \widehat {xOt} = {{\widehat {xOy}} \over 2} = {{{{60}^0}} \over 2} = {30^0}\)

Suy ra cách vẽ tia \(Ot\) như sau: 

- Trên một nửa mặt phẳng chứa tia \(Oy\) có bờ chứa tia \(Ox,\) vẽ tia \(Ot\) sao cho \(\widehat{xOt} = 30^0\)

Khi đó: \(Ot\) là tia phân giác của góc \(xOy.\)

7. Giải bài 7 trang 96 SGK Toán 6 tập 2

Đề bài

Tam giác ABC là gì?

Phương pháp giải

Xem lại lý thuyết về tam giác

Hướng dẫn giải

Tam giác \(ABC\) là hình gồm ba đoạn thẳng \(AB, BC, CA\) khi \(A, B, C\)

8. Giải bài 8 trang 96 SGK Toán 6 tập 2

Vẽ đoạn thẳng \(BC  = 3,5 cm.\) Vẽ một điểm \(A\) sao cho \(AB = 3 cm, AC = 2,5 cm.\) Vẽ tam giác \(ABC.\) Đo các góc của tam giác \(ABC.\) 

Phương pháp giải

Dùng thước thẳng và compa để vẽ hình 

Dùng thước đo độ để đo các góc của tam giác \(ABC\)

Hướng dẫn giải

Vẽ hình:

- Vẽ đoạn thẳng \(BC = 3,5 cm.\)

- Vẽ cung tròn \((B; 3cm)\) và cung tròn \((C;2,5 cm)\) chúng cắt nhau tại \(A.\)

- Vẽ đoạn thẳng \(AB, AC\) ta được tam giác \(ABC.\)

Đo góc:

Đo các góc của tam giác \(ABC\) ta được : \(\widehat A ={78,5^0};\widehat B = {44,5^0};\widehat C = {57^0}.\)

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM