Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tt)

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài Tuần hoàn máu (tt) giúp các em học sinh nắm vững và củng cố lại kiến thức về hệ tuần hòan ở động vật thông qua: cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. Biết được một số dạng hệ tuần hoàn xuất hiện trong giới động vật chứng minh cho sự tiến hóa của hệ tuần hoàn qua từng giai đoạn phát triển của giới động vật.

Giải bài tập SGK Sinh học 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tt)

1. Giải bài 1 trang 85 SGK Sinh học 11

Tại sao tim tách rời cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng?

Phương pháp giải

Xem lại tuần hoàn máu (tt), Khả năng co dãn nhịp nhàng của tim.

Hướng dẫn giải

Tim tách rời cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng nhờ:

  • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxi và nhiệt độ thích hợp.
  • Hệ dẫn truyền tim giúp tim co dãn tự động theo chu kì.

2. Giải bài 2 trang 85 SGK Sinh học 11

Vẽ và chú thích hệ dẫn truyền tim?

Phương pháp giải

Xem hệ tuần hoàn máu (tt), hệ dẫn truyền tim.

Hướng dẫn giải

Hệ dẫn truyền tim vẽ và chú thích.

Hình vẽ hệ dẫn truyền tim

3. Giải bài 3 trang 85 SGK Sinh học 11

Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?

Phương pháp giải

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Giải thích tại sao huyết áp giảm dần trong hệ mạch.

Hướng dẫn giải

Huyết áp giảm dần trong hệ mạch (từ động mạch chủ → động mạch lớn → tiểu động mạch → tĩnh mạch chủ) là do càng ra xa tim áp lực máu (do tim co bóp đẩy máu) tác dụng lên thành mạch càng giảm.

4. Giải bài 4 trang 85 SGK Sinh học 11

Giải thích sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch.

Phương pháp giải

Trong hệ mạch, vận tốc máu giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch. Vận tốc máu thấp nhất ở mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.

Hướng dẫn giải

  • Sự biến đổi tốc độ máu trong hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và sự chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
  • Trong hệ mạch, tổng tiết diện tăng dần từ động mạch chủ tới tiểu động mạch. Tổng tiết diện lớn nhất ở mao mạch. Trong tĩnh mạch tổng tiết diện giảm giần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.
  • Tốc độ máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện tăng dần nên tốc độ máu giảm dần. Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên máu chảy tốc độ chậm nhất. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện giảm dần nên tốc độ máu tăng dần
Ngày:17/07/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM