Giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài Phát sinh giao tử và thụ tinh giúp học sinh củng cố về quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật, quá trình thụ tinh kết hợp các giao tử tạo thành hợp tử và phát triển thành cơ thể mới. Các em chứng minh được vai trò của giảm phân và thụ tinh trong thực tiễn.

Giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh

1. Giải bài 1 trang 36 SGK Sinh học 9

Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật.

Phương pháp giải

Xem lại quá trình phát sinh giao tử ở động vật.

Hướng dẫn giải

- Quá trình phát sinh giao tử ở động vật:

+ Giao tử đực (tinh trùng):

  • 1 tế bào sinh dục đực sơ khai qua nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra các tinh nguyên bào 
  • Các tinh nguyên bào đến thời kì nhất định sẽ dời lớp tế bào mầm nằm sát thành ống sinh tinh và phát triển to ra để hình thành tinh bào bậc 1 
  • Mỗi tinh bào bậc 1 trải qua giảm phân 1 cho 2 tinh bào bậc 2 
  • Mỗi tinh bào bậc 2 trải qua giảm phân 2 cho 2 tinh trùng 

+ Giao tử cái (trứng):

  • 1 tế bào sinh dục cái sơ khai qua nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra các noãn nguyên bào. 
  • Noãn nguyên bào lớn lên thành noãn bào bậc 1 
  • Mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân 1 cho 1 noãn bào bậc 2 và 1 thể cực thứ 1 
  • Mỗi noãn bào bậc 2 qua giảm phân 2 sẽ cho 1 trứng và 1 thể cực thứ 2 
  • Mỗi thể cực thứ 1 qua giảm phân 2 cho 2 thể cực thứ 2 
  • Các thể cực sẽ bị tiêu biến.

2. Giải bài 2 trang 36 SGK Sinh học 9

Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ?

Phương pháp giải

Xem lại ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh. Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ.

Hướng dẫn giải

- Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ do sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

- Nhờ có quá trình giảm phân, giao tử được hình thành mang bộ NST đơn bội (n NST). Qua quá trình thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái, bộ NST lưỡng bội (2n NST) được phục hồi. Vì vậy, sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.

  • Nguyên phân: duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ tế bào nhờ cơ chế tự nhân đôi và phân li đồng đều của các NST.

  • Giảm phân: tạo ra các giao tử đơn bội n.

  • Thụ tinh: kết hợp các bộ nhân của các giao tử đơn bội hình thành 2n.

3. Giải bài 3 trang 36 SGK Sinh học 9

Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở các loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơ sở tế bào học nào?

Phương pháp giải

Xem lại ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh. giải thích lí do biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở các loài sinh sản hữu tính.

Hướng dẫn giải

Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở các loài sinh sản hữu tính được giải thích dựa trên cơ sở:

  • Nhờ vào quá trình giao phối, do phân li độc lập của các NST (trong hình thành giao tử) và tổ hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái (trong thụ tinh).
  • Do sự tổ hợp lại các gen vốn có của tổ tiên, bố mẹ làm xuất hiện tính trạng đã có hoặc chưa có ở các thế hệ trước.

4. Giải bài 4 trang 36 SGK Sinh học 9

Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì?

a) Sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực với một giao tử cái.

b) Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội.

c) Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái.

d) Sự tạo thành hợp tử.

Phương pháp giải

Xem lại thụ tinh. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh.

Hướng dẫn giải

Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái.

⇒ Đáp án: c

5. Giải bài 5 trang 36 SGK Sinh học 9

Khi giảm phân và thụ tinh trong tế bào của một loài giao phối, xét hai cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa và Bb thì khi giảm phân và thụ tinh sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và các hợp tử?

Phương pháp giải

  • Xác định các giao tử có thể tạo ra.
  • Xác định các tổ hợp có thể được hình thành.

Hướng dẫn giải

  • Khi giảm phân sẽ có sự phân chia ngẫu nhiên của các NST trong cặp NST tương đồng về các tế bào con (các giao tử). Ở đây ta có 2 cặp gen dị hợp nên số giao tử mà mỗi loại có thể tạo ra là 2² = 4 loại. Bốn loại giao tử đó sẽ là: AB, Ab, aB và ab.
  • Khi tái tổ hợp để hình thành hợp tử cũng có sự tái tổ hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử nên số hợp tử được hình thành sẽ là 4 x 4 = 16.

Bảng hợp tử đời con

Kiểu gen:

1 AABB : 2 AABb : 2 AaBB : 4 AaBb : 2 Aabb : 1AAbb: 1 aaBB : 1aaBb : 1 aabb

Ngày:18/07/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM