Giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật, giúp các em hoàn thành các dạng bài tập xác định đặc điểm của sinh vật ưa ẩm và chịu khô, định nghĩa động vật, thực vật ưa ẩm, cây chịu khô. Lập bản so sánh đặc điểm cấu tạo phù hợp đặc điểm thích nghi. Liên hệ thực tế cho ví dụ.

Giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

1. Giải bài 1 trang 129 SGK Sinh học 9

- Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật?

Phương pháp giải

- Xem lại ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường xung quanh tác động đến đặc điểm hình thái và sinh lí ở động vật và thực vật

Hướng dẫn giải

- Nhiệt độ ảnh hưởng tới các đặc điểm hình thái của sinh vật như:

+ Thực vật:

  • Ở vùng nhiệt đới, bề mặt lá có tầng cutin dày để hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ môi trường cao.
  • Ở vùng ôn đới, vào mùa đông nhiệt độ thấp cây thường rụng lá để giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh, thân cây có các lớp bần cách nhiệt, có vảy mỏng bao bọc chồi lá

+ Động vật:

  • Sống ở vùng lạnh: Có lông dày dài, kích thước cơ thể lớn hơn
  • Sống ở vùng nóng: Có lông thưa và ngắn, kích thước cơ thể nhỏ

Nhiệt độ có ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của sinh vật như:

+ Thực vật: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng quang hợp và hô hấp, khả năng hô hấp và quang hợp của thực vật sẽ giảm khi nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.

+ Động vật:

  • Khi nhiệt độ môi trường quá cao: Một số động vật có tập tính ngủ hè, chui vào hang chống nóng
  • Khi nhiệt độ môi trường quá thấp: Một số động vật có tập tính ngủ đông, chui vào hang để chống lạnh

2. Giải bài 2 trang 129 SGK Sinh học 9

- Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?

Phương pháp giải

  • Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. 
  • Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

Hướng dẫn giải

- Sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ nhiệt độ của môi trường

- Vì sinh vật hằng nhiệt là các sinh vật có tổ chức cơ thể cao (chim, thú, con người), đã phát triển các cơ chế điều hòa thân nhiệt nên khi nhiệt độ môi trường thay đổi các hoạt động sinh lí trong cơ thể của sinh vật hằng nhiệt vẫn diễn ra bình thường.

- Đối với sinh vật biến nhiệt, khi nhiệt độ môi trường tăng nên quá thấp hoặc quá cao thì dẫn đến hiện tượng làm rối loạn các hoạt động sinh lí trong cơ thể (do hoạt tính của các enzyme giảm mạnh) dẫn đến rối loạn chuyển hóa vật chất trong cơ thể sinh vật biến nhiệt => làm chúng dễ chết.

3. Giải bài 3 trang 129 SGK Sinh học 9

- Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn.

Phương pháp giải

- Xem lại ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật, lập bảng so sánh sự khác nhau về đặc điểm cấu tạo của cây ưa ẩm và cây chịu hạn.

Hướng dẫn giải

Bảng so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn.

4. Giải bài 4 trang 129 SGK Sinh học 9

- Hãy kể tên 10 động vật thuộc hai nhóm động vật ưa ẩm và ưa khô.

Phương pháp giải

Xem lại định nghĩa cây ưa ẩm, cây ưa khô từ đó liên hệ thực tế cho ví dụ minh họa.

Hướng dẫn giải

- Động vật thuộc nhóm ưa ẩm: Ễnh ương, dế, cuốn chiếu, cóc, nhái, sâu ăn lá, rết, giun đất, ốc sên...

- Động vật thuộc nhóm ưa khô: Kì nhông, rắn, gà, ngỗng, chó, mèo, bò, dê, hổ, khỉ, chim, lạc đà.

Ngày:15/09/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM