Giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 10: Giảm phân

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài Giảm phân giúp học sinh củng cố về diễn biến chính của nhiễm sắc thể qua các kì phân bào của quá trình giảm phân, các em hiểu bản chất của quá trình giảm phân và ý nghĩa của giảm phân đối với thực tiễn.

Giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 10: Giảm phân

1. Giải bài 1 trang 33 SGK Sinh học 9

Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân.

Phương pháp giải

Xem lại diễn biến quá trình giảm phân. Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân.

Hướng dẫn giải

Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân.

- Kì trung gian I: ADN nhân đôi ở pha S, pha G2 tế bào chuẩn bị các chất cần thiết cho quá trình phân bào. Kết thúc kì trung gian tế bào có bộ NST 2n kép.

- Giảm phân 1

+ Kì đầu 1:

  • NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn.
  • Các cặp NST thể kép trong cặp tương đồng bắt cặp theo chiều dọc, tiếp hợp với nhau và trao đổi chéo xảy ra giữa hai cromatit không cùng chị em.
  • Cuối kì đầu hai NST kép tách nhau ra.
  • Màng nhân và nhân con tiêu biến

+ Kì giữa 1:

  • NST tiếp tục co xoắn cực đại, NST có hình thái đặc trưng cho loài.
  • Thoi vô sắc đính vào tâm động ở một bên của NST.
  • Các cặp NST tương đồng tập trung và thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

+ Kì sau 1: Các cặp NST kép tương đồng di chuyển độc lập về hai cực của tế bào và chúng phân li độc lập với nhau.

+ kì cuối 1:

  • Sau khi di chuyển về hai cực của tế bào NST bắt đầu dãn xoắn , màng nhân và nhân con hình thành
  • Thoi vô sắc tiêu biến, màng nhân và nhân con xuất hiện

+ Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ có 2n NST kép sinh ra 2 tế bào con có bộ NST n kép

- Kì trung gian II: Sau khi kết thúc giảm phân  tế bào con tiếp tục đi vào giảm phân 2 mà không nhân đôi NST. Trong tế bào có n NST kép.

- Giảm phân 2

+ Kì đầu 2:

  • NST bắt đầu đóng xoắn
  • Màng nhân và nhân con tiêu biến
  • Thoi vô sắc xuất hiện

+ Kì giữa 2:

  • NST kép co xoắn cực đại và  tập trung 1 hàng  trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
  • Thoi vô sắc dính vào 2 phía của NST kép

+ Kì sau 2: NST tách nhau tại tâm động trượt trên thoi vô sắc di chuyển về  hai cực tế bào.

+ Kì cuối 2: NST dãn xoắn. Màng nhân và nhân con xuất hiện, màng tế bào hình thành. Tạo ra hai tế bào con.

+ Kết quả: Từ 1 tế bào có n NST kép tạo ra 2 tế bào mang bộ NST n đơn

2. Giải bài 2 trang 33 SGK Sinh học 9

Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân?

Phương pháp giải

Xem lại những diễn biến của NST trong giảm phân 1iải thích lí do những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân.

Hướng dẫn giải

Những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân vì

  • Ở kì sau của giảm phân I các NST kép (một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ) trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào.
  • Các NST kép trong hai nhân mới được tạo thành có bộ NST đơn bội kép khác nhau về nguồn gốc (hoặc của bố hoặc của mẹ)
  • Các NST kép của tế bào mới tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào (kì giữa II).
  • Từng NST kép trong hai tế bào mới tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào, bốn tế bào con được hình thành với bộ NST đơn bội (n) khác nhau về nguồn gốc.

3. Giải bài 3 trang 33 SGK Sinh học 9

Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân.

Phương pháp giải

Xét trên các yêu tố khái niệm, diễn biến NST, tế bảo xảy ra, số lần phân bào, kết quả.

Hướng dẫn giải

Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân

- Giống nhau:

  • Đều là quá trình phân bào.
  • Đều trải qua các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối

- Khác nhau:

Điểm khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân

4. Giải bài 4 trang 33 SGK Sinh học 9

Ruồi giấm có 2n=8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau đây?

a) 2.

b) 4.

c) 8.

d) 16.

Phương pháp giải

Ở kì sau II, các crômatit trong nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động và phân li về hai cực của tế bào

Hướng dẫn giải

Ruồi giấm có 2n=8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có 8 NST đơn

⇒ Đáp án: c.

Ngày:18/07/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM