Giải SBT Sinh 12 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)

eLib xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 12 Bài 38 nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết tại đây.

Giải SBT Sinh 12 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)

1. Giải bài 15 trang 127 SBT Sinh học 12

Hãy mô tả các đặc điểm thích nghi với môi trường khô hạn của thú và thực vật có hoa?

Phương pháp giải

Một số đặc điểm giúp thú và thực vật có hoa thích nghi với môi trường khô hạn

- Thực vật có hoa: cơ thể có bộ phận tích luỹ nước, rễ phát triển, sinh sản bằng hạt,.....

- Động vật: cơ thể có khả năng sử dụng tiết kiệm và dự trữ nước, các biện pháp ẩn náu khi trời nóng,.....

Hướng dẫn giải

- Thực vật sống nơi khô hạn có các hình thức thích nghi chủ yếu là: cơ thể có bộ phận tích luỹ nước, hoặc cơ thể tiêu giảm nhờ đó hạn chế thoát hơi nước. Rễ phát triển tới các lớp đất sâu có nguồn nước hoặc rễ ăn nồng có khả năng hút hơi nước trong không khí ở vùng sa mạc... Thực vật có hoa có hình thức thích nghi sinh sản với môi trường khô hạn là phát triển phôi trong túi phôi và hạt được bọc kín trong vỏ hạt.

- Động vật chịu hạn có các hình thức thích nghi về cấu tạo cơ thể hoặc về tập tính: Cơ thể có khả năng sử dụng tiết kiệm nước, thải phân khô, có khả năng dự trữ nước (như lạc đà..), hầu hết các động vật đều có tập tính tìm đến nguồn nước, hoặc đào hang tránh nắng chống mất nước... Phát triển phôi giúp giai đoạn phát triển con non tránh được điều kiện môi trường khô hạn.

2. Giải bài 27 trang 129 SBT Sinh học 12

Hình bên mô tả sinh trưởng quần thể của loài thỏ được đưa về nuôi trong một khu đồng cỏ.

Sinh trưởng quần thể ở đồng cỏ

Hãy:

- Mô tả sự tăng trưởng quần thể trong hai nặm đầu.

- Khi nào thì kích thước quần thể ổn định.

- Chỉ ra những nhân tố nào của môi trường có thể làm cho số lượng cá thể của quần thể dao động vào năm thứ tư và các năm tiếp theo.

Phương pháp giải

- Dựa vào hình để thấy được sự biến động số lượng cá thể trong quần thể qua các năm

- Khi quần thể có số lượng cá thể suy giảm thì các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh tác động thuận lợi làm tăng khả năng sinh sản của quần thể, dẫn tới số lượng cá thể tăng lên.

Hướng dẫn giải

- Hai năm đầu do nguồn sống của môi trường dồi dào, quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.

- Từ sau năm thứ hai và năm thứ ba, quần thể có số lượng cá thể ổn định.

- Vào năm thứ tư và tiếp theo, số lượng cá thể của quần thể có thể dao động, tuy nhiên luôn dao động quanh trạng thái ổn định và cân bằng (cân bằng là khi quần thể sử dụng hết một lượng nguồn sống cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường). Những nhân tố làm cho số lượng cá thể của quần thể dao động quanh trạng thái cân bằng là : Các nhân tố vô sinh (như các điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nơi ở...) và nhân tố hữu sinh (như thực vật cung cấp thức ăn và các loài là kẻ thù của thỏ.)

Khi quần thể có số lượng cá thể suy giảm thì các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh tác động thuận lợi làm tăng khả năng sinh sản của quần thể, dẫn tới số lượng cá thể tăng lên. Ngược lại, khi số lượng cá thể tăng cao hơn mức ổn định, làm mất trạng thái cân bằng của quần thể thì các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh sẽ tác động bất lợi làm giảm khả năng sinh sản và tăng mức tử vong của quần thể, dẫn tới số lượng cá thể của quần thể lại được điều chỉnh trở về mức cân bằng.

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) Sinh học 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

Ngày:24/10/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM