Giải SBT Sinh 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

Nội dung tài liệu hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh 12 Bài 43 do eLib tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về quá trình trao đổi vật chất trong hệ sinh thái. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết tại đây.

Giải SBT Sinh 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

1. Giải bài 1 trang 148 SBT Sinh học 12

Hãy giải thích vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài, thường không vượt quá 6 mắt xích.

Phương pháp giải

Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái do một phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách ở mỗi bậc dinh dưỡng

Hướng dẫn giải

- Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài, thường không vượt quá 6 mắt xích là do một phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách ở mỗi bậc dinh dưỡng:

+ Năng lượng mất qua hô hấp, tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng.

+ Năng lượng mất qua chất thải (thải qua bài tiết, phân, thức ăn thừa...) hoặc năng lượng mất qua rơi rụng (như rụng lá ở thực vật, rụng lông, lột xác của động vật...) ở mỗi bậc dinh dưỡng.

- Chuỗi thức ăn (hoặc bậc dinh dưỡng) càng lên cao thì năng lượng tích luỹ càng ít dần và đến mức nào đó không còn đủ duy trì của một mắt xích (của một bậc dinh dưỡng). Khi một mắt xích (thực chất là một loài, hoặc nhóm cá thể của một loài) có số lượng cá thể quá ít (nhỏ hơn kích thước tối thiểu của quần thể) sẽ không thể tồn tại.

2. Giải bài 2 trang 150 SBT Sinh học 12

Những thông tin nào chúng ta có thể biết được qua quan sát một tháp sinh thái mà nếu quan sát chuỗi thức ăn thì không thể biết được và ngược lại, những thông tin nào chúng ta có thể biết được qua quan sát một chuỗi thức ăn mà nếu quan sát tháp sinh thái thì không biết được?

Phương pháp giải

- Chuỗi thức ăn cho ta biết các thành phần tham gia vào hệ sinh thái

- Tháp sinh thái cho ta biết sự chênh lệch giữa các bậc dinh dưỡng, năng lượng qua các bậc,.....

Hướng dẫn giải

- Chuỗi thức ăn cho ta biết sự tham gia của các loài vào trong chuỗi, lưới thức ăn và hệ sinh thái.

- Từ tháp sinh thái ta có thể biết được nhiều thông tin: dựa vào hình dạng của tháp như tháp có đáy rộng và chênh lệch giữa các bậc dinh dưỡng là lớn thì hệ sinh thái đó là hệ sinh thái bền vững. Ngoài ra, còn có thể nhận biết hệ sinh thái thuỷ sinh khi hệ sinh thái có hình tháp ngược, có thể nhận biết hệ sinh thái có nhiều sinh vật ăn tạp và kí sinh khi bậc dinh dưỡng trên có sinh khối cao hơn bậc dinh dưỡng dưới.

3. Giải bài 8 trang 154 SBT Sinh học 12

Sự phân bố của một loài trên một vùng có liên quan tới

A. lượng thức ăn mà loài sinh vật có thể tìm kiếm từ môi trường

B. diện tích vùng phân bố của loài đó

C. số lượng sinh vật sống trên một vùng nhất định.

D. tất cả các nhân tố nêu trên.

Phương pháp giải

Sự phân bố của một loài trên một vùng có liên quan tới lượng thức ăn mà loài sinh vật có thể tìm kiếm từ môi trường, diện tích vùng phân bố của loài đó, số lượng sinh vật sống trên một vùng nhất định.

Hướng dẫn giải

Tất cả các yếu tố trên đều liên quan đến sự phân bố của một loài trên một vùng

Chọn D

4. Giải bài 9 trang 155 SBT Sinh học 12

Trong một hệ sinh thái, chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi thức ăn sau cung cấp sinh khối có lượng năng lượng cao nhất cho con người (sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau) ?

A. Thực vật ⟶ dê ⟶ người 

B. Thực vật ⟶ người.

C. Thực vật ⟶ động vật phù du ⟶ cá ⟶ người.

D. Thực vật ⟶ động vật phù du ⟶ cá ⟶ chim ⟶ người.

Phương pháp giải

Tháp sinh khối: được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Hướng dẫn giải

Do sinh khối các bậc bằng nhau nên năng lượng ở tích lũy ở bậc Chim sẽ cung cấp nhiều năng lượng nhất cho người

Chọn D

5. Giải bài 13 trang 155 SBT Sinh học 12

Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ nào sau đây giữa các loại sinh vật trong hệ sinh thái ?

A. Quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật.

B. Quan hệ giữa thực vật với động vật ăn thực vật.

C. Quan hệ giữa động vật ăn thịt bậc 1 với động vật ăn thịt bậc 2.

D. Quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi.

Phương pháp giải

Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật được thực hiện qua chuỗi và lưới thức ăn.

Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.

Lưới thức ăn trong một quần xã gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp

Trong 1 lưới thức ăn, tập hợp các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng.

Hướng dẫn giải

Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật.

Chọn A

6. Giải bài 14 trang 156 SBT Sinh học 12

Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái ở nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì .

A. hệ sinh thái dưới nước có đa dạng sinh học cao hơn

B. môi trường nước không bị năng lượng sáng mặt trời đốt nóng,

C. môi trường nước có nhiệt độ ổn định

D. môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn.

Phương pháp giải

Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái ở nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì môi trường nước có nhiệt độ ổn định do đó sự mất dần năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng ít hơn chuỗi thức ăn sẽ dài hơn.

Hướng dẫn giải

Xét các đáp án trên đáp án đúng là đáp án C

Chọn C

7. Giải bài 15 trang 156 SBT Sinh học 12

Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị ồ nhiễm thuỷ ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào trong số 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất ?

A. Tảo đơn bào ⟶ động vật phù du ⟶ cá ⟶ người.

B. Tảo đơn bào ⟶ động vật phù du ⟶ giáp xác ⟶ cá ⟶ chim ⟶ người,

C. Tảo đơn bào ⟶ cá ⟶ người.

D. Tảo đơn bào ⟶ thân mềm ⟶ cá ⟶người.

Phương pháp giải

Chất độc tích lũy lại trong các bậc dinh dưỡng và tích lũy lại trong bậc dinh dưỡng cao hơn

Hướng dẫn giải

Con người ở hệ sinh thái B bị nhiễm độc nhiều nhất

Chọn B

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái Sinh học 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

Ngày:25/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM