7 loại thực phẩm bị cấm bỏ vô tủ lạnh

Tủ lạnh hay tủ đông là một trong những thiết bị gia dụng không thể thiếu đối với mỗi gia đình hiện nay. Những loại thiết bị làm lạnh này sẽ giúp cho chúng ta bảo quản thực phẩm được lâu hơn, không phải mất thời gian đi chợ mỗi ngày. Tuy nhiên hãy lưu ý với 7 loại thực phẩm không nên bỏ vào tủ đông vì tủ đông hay tủ lạnh sẽ làm giảm đi chất lượng của các thực phẩm ấy nhé.

7 loại thực phẩm bị cấm bỏ vô tủ lạnh

1. Sữa

Sữa để trong tủ đông dễ bị phân tách nước

Sữa là loại thức uống dinh dưỡng quen thuộc đối với chúng ta, bạn có thể bảo quản chúng trong ngăn mát tủ lạnh nếu bạn thích uống một cốc sữa lạnh vào buổi sáng, nhưng tủ đông thì không nhé. Khi sữa bị đông lại thành đá và rã đông, chúng có khả năng sẽ bị tách nước, không thể dùng để uống trực tiếp được. Bạn có thể dùng chúng để nấu ăn, nhưng phải rã đông trong ngăn mát tủ lạnh trong khoảng vài giờ đến vài ngày, tùy vào lượng sữa và chất liệu hộp đựng. 

2. Nui và các loại mỳ

Nên ăn mì và nui sau khi chế biến để có được khẩu vị ngon nhất

Nhiều người thường có thói quen luộc sẵn nui và mì rồi để cấp đông trong tủ lạnh. Nhưng bạn biết không, đây hoàn toàn là loại thực phẩm không nên bỏ vào tủ đông đấy. Bạn có thể kiểm chứng được điều này ngay sau khi rã đông chúng, vì chúng sẽ trở thành một hỗn hợp bột nhão nhẹt và không thể sử dụng cho bất cứ món ăn nào. Tốt hơn hết thì vẫn nếu nấu và ăn liền bạn nhé.

3. Rau quả tươi 

Nên bảo quản rau quả tươi ở ngăn mát chuyên dụng

Bạn biết không, khi gặp nhiệt độ quá thấp, phần nước trong rau xanh và trái cây sẽ nhanh chóng đóng băng. Sau khi bạn rã đông, phần dinh dưỡng của rau và hoa quả cũng bị mất đi, bạn chỉ còn thấy những cọng rau mềm nhũn và đầy nước không mấy ngon miệng. Bạn lưu ý rằng chỉ nên bảo quản rau quả trong ngăn lạnh với nhiệt độ vừa phải thôi nhé. Và không phải ngẫu nhiên mà người ta lại thiết kế một ngăn chuyên dụng để chứa rau củ trong tủ lạnh đâu, hãy sử dụng nó, bạn nhé.

4. Trứng

Nên bảo quản trứng ở ngăn mát và sử dụng theo đúng HSD

Nếu bạn để trứng trong tủ đông, phần dung dịch lòng trắng bên trong trứng sẽ đông lại nhanh chóng và lớp vỏ hiển nhiên sẽ bị nứt. Điều này sẽ khiến cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào và làm cho trứng bị hư hỏng. Trong một số trường hợp trứng bị hỏng nặng, tủ lạnh sẽ bị ám mùi rất khó chịu và việc dọn dẹp sẽ khá là ám ảnh đấy. Vậy nên hãy nhanh chóng thêm trứng vào danh sách những dạng thực phẩm không nên bỏ vào tủ đông ngay nhé. 

5. Sữa chua

Sữa chua là món có lợi cho hệ tiêu hóa nên bạn sử dụng đúng cách

Sữa chua có lẽ là món ăn nằm trong danh mục những loại thực phẩm không nên bỏ vào tủ đông nhưng lại thường được cho vào tủ đông nhiều nhất. Nhiều người thích ăn sữa chua đông thành đá mà lại vô tình không biết rằng, cách ăn này thực chất là không hề tốt cho sức khỏe. Khi sữa chua đã đông thành đá, một số lợi khuẩn cũng bị tiêu diệt vì không thể tồn tại trong nhiệt độ quá thấp. Điều này khiến cho sữa chua không còn là món ăn dinh dưỡng, có lợi cho đường ruột mà chúng ta mong muốn nữa. Nếu bạn vẫn thường có thói quen bảo quản sữa chua như vậy, hãy thay đổi ngay nhé.

6. Đồ chiên, rán

Đồ chiên rán chỉ ngon khi chúng ta dùng nóng

Thực phẩm chiên rán chỉ ngon và giòn khi bạn dùng bữa ngay lúc vừa nấu xong. Nếu bạn để khoai tây chiên vào tủ đông với mong muốn rằng hôm sau nó vẫn sẽ còn giòn rụm và ngon miệng thì e là bạn đã sai rồi. Đồ chiên rán sau khi được rã đông sẽ ngấm nước và mềm nhũn, không còn giữ được hương vị cũng như dinh dưỡng ban đầu vốn có.

7. Cơm

Chỉ nên bảo quản cơm nguội trong tủ lạnh tối đa là 24h

Chúng ta vẫn có thói quen giữ lại cơm còn thừa của ngày hôm trước để làm món cơm chiên ngon lành. Có một số người lựa chọn bảo quản cơm trong ngăn đông vì họ cho rằng đó là một cách hữu hiệu giúp cho hạt cơm được cứng và săn lại. Nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược với điều mà họ mong đợi. Hạt cơm đóng băng sau khi được rã đông sẽ bị nhão, bị ngấm nước và giảm đi dưỡng chất đáng kể. Thêm một lưu ý nữa cho bạn, cơm vốn không phải là loại thực phẩm có thể để được lâu ngày, vì cơm nguội để lâu có khả năng sản sinh ra độc tố có hại với sức khỏe. Bạn chỉ nên nấu cơm vừa đủ ăn trong ngày thôi nhé. Nếu có cơm thừa, bạn nên làm nguội cơm trước, sau đó mới để vào ngăn lạnh bảo quản trong vòng 24h. 

Ngày:16/09/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM