Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề Ngữ văn 7

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn lập luận giải thích một vấn đề. Đồng thời, bài học này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề Ngữ văn 7

1. Nội dung bài học

- Muốn làm bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.

- Dàn bài:

+ Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.

+ Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.

+ Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.

- Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn cần có liên kết.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy viết bài văn luyện nói cho đề bài sau: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ "Chị ngã em nâng".

Gợi ý trả lời:

Tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình là một tình cảm vô cùng thiêng liêng và đáng quý của mỗi con người chúng ta cần phải biết trân trọng những tình cảm đó, đúng như truyền thống của dân tộc Việt Nam đã có rất nhiều những câu ca dao tục ngữ nói về vấn đề này như "Anh em như thể chân tay", "Lá lành đùm lá rách", hay câu "Chị ngã em nâng". Chúng ta cùng tìm hiểu về câu tục ngữ "Chị ngã em nâng" để thấy rõ hơn về tình cảm cao quý ấy.

Chị ngã em nâng đây là nói về khi chị ngã em sẽ nâng chị dậy nhưng ý nghĩa sâu xa mà nó thể hiện đó là nói về tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, khi khó khăn và khi gian nan nhất, mỗi người chúng ta đều hiểu được những ý nghĩa to lớn mà nó dành cho mỗi người. Câu tục ngữ trên đã xuất hiện từ xưa đến nay nó đã được nhân dân ta đúc kết từ những kinh nghiệm sống quý báu, giá trị đó để lại những niềm tin yêu sâu sắc và giá trị to lớn mạnh mẽ cho mỗi con người, hiểu được điều đó con người sẽ cảm thấy cuộc đời này có nhiều ý nghĩa và giá trị hơn.

Để tồn tại lên một xã hội thì những con người sống trong xã hội ấy phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng, cùng nhau xây dựng, cùng góp sức để xã hội đó tồn tại và phát triển. Trong gia đình mối quan hệ anh em, cha mẹ và con cái những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Nếu ai trong số những người thân trong gia đình gặp khó khăn, mọi người sẽ cùng chung tay gánh vác.

Chị ngã em nâng đây là nói về khi chị ngã em sẽ nâng chị dậy nhưng ý nghĩa sâu xa mà nó thể hiện đó là nói về tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, khi khó khăn và khi gian nan nhất, mỗi người chúng ta đều hiểu được những ý nghĩa to lớn mà nó dành cho mỗi người. Câu tục ngữ trên đã xuất hiện từ xưa đến nay nó đã được nhân dân ta đúc kết từ những kinh nghiệm sống quý báu, giá trị đó để lại những niềm tin yêu sâu sắc và giá trị to lớn mạnh mẽ cho mỗi con người, hiểu được điều đó con người sẽ cảm thấy cuộc đời này có nhiều ý nghĩa và giá trị hơn.

Câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm sống quý báu của ông cha ta để lại, nhân dân ta lưu truyền, gìn giữ và phát huy cho tới ngày hôm nay, giá trị của nó vẫn còn nguyên và vẫn luôn mạnh mẽ, to lớn. Truyền thống ấy nhắc nhở mỗi con người chúng ta nên biết coi trọng tình cảm giữa những người thân trong gia đình, đặc biệt là tình chị em, anh em, nó chính là mạch máu nuôi dưỡng những giá trị và ý nghĩa của cuộc sống này. Là anh em, chị em trong nhà phải luôn đoàn kết với nhau, yêu thương đùm bọc và che chở cho nhau, đừng chỉ vì những ích kỷ của bản thân mà quên đi nhiệm vụ của mình. Dù cho trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng phải nhớ về truyền thống quý báu của dân tộc, có như vậy cuộc đời của chúng ta mới thực sự có ý nghĩa, không chỉ cho chúng ta mà cho cả xã hội.

Vì vậy trong mọi hoàn cảnh nào chúng ta cũng cần phải nhớ về truyền thống của dân tộc để tạo nên niềm tin vào cuộc sống. Từ đó để hình thành nhân cách tốt đẹp tạo nên những giá trị cao quý đáng trân trọng. Con người chúng ta cần phải biết yêu thương trân trọng những tình cảm mình đang có biết giữ gìn cải thiện những mối quan hệ không chỉ trong gia đình mà còn trong xã hội trong cộng đồng. Qua câu tục ngữ ta đã hiểu rõ hơn về giá trị đích thực của tình cảm gia đình anh chị em mỗi chúng ta cần phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau để vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Giống như ông cha ta đã từng khuyên bảo: “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”. Cần phải trân trọng và giữ gìn tình cảm giữa anh em trong gia đình để hình thành những mối quan hệ tốt nhất từ xã hội ngày càng đi lên.

(Sưu tầm)

Câu 2: Em hãy lập dàn ý cho bài văn luyện nói về: Giải thích câu tục ngữ "Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau".

Gợi ý trả lời:

a. Mở bài:

- Hiện nay trong xã hội có rất nhiều đối tượng chỉ biết lợi ích của bản thân, không xem đến lợi ích của người khác.

- Phê phán lối sống đó, dân gian có câu: Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.

b. Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

+ Câu tục ngữ có nghĩa hiển ngôn như sau:

  • Nghĩa là khi chúng ta đi ăn cỗ trước sẽ được thuận lợi có được một chỗ thật tốt để ngồi.
  • Lội nước đi sau nghĩa là tránh được những chỗ nguy hiểm.

+ Câu tục ngữ có nghĩa hàm ngôn như sau:

  • Khi hưởng thụ thì có mặt trước để giành quyền lợi về mình càng nhiều càng tốt.
  • Khi cảm thấy có sự bất trắc, không thuận lợi cho bản thân thì né tránh, đùn đẩy phần vất vả, hiểm nguy cho người khác.

- Bình luận: Có thể bình luận câu tục ngữ trên theo hướng như sau:

+ Câu tục ngữ ý nói con người luôn đẩy khó khăn về người khác, giành những điều có lợi cho bản thân mình.

+ Là quan điểm sống thực dụng của những kẻ cơ hội, ích kỉ.

+ Quan điểm sống đúng đắn nhất.

+ Là quan điểm Bác Hồ đã dạy: Mình vì mọi người, mọi người vì mình.

+ Coi làm việc, cống hiến cho gia đình, xã hội là niềm vui, là hạnh phúc của bản thân.

+ Biết gắn quyền lợi cá nhân với quyền lợi của cộng đồng.

+ Nếu ai cũng có quan điểm sống đúng đắn như trên thì những thái độ sống ích kỉ, tiêu cực sẽ bị đẩy lùi; xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

c. Kết bài:

- Chúng ta cần phải có thái độ sống tích cực hơn, biết nghĩ đến mọi người xung quanh hơn.

- Khẳng định quan điểm "Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau" là quan điểm sống cá nhân, ích kỉ.

- Thái độ của chúng ta là phê phán, lên án.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Nắm vững cách giải thích một vấn đề trong nghị luận.

- Trình bày miệng một vấn đề xã hội hoặc văn học.

- Có ý thức tập nói năng một cách mạch lạc, tự nhiên, tự tin.

Ngày:06/01/2021 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM