Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo Ngữ văn 7

Bài học "Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo" nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết được một văn bản đề nghị và báo cáo đúng quy cách. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo Ngữ văn 7

1. Ôn tập lý thuyết

a. Văn bản đề nghị:

- Trong cuộc sống sinh hoạt và học tập, khi xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay một tập thể, thì người ta viết văn bản đề nghị (kiến nghị) gửi lên các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quỵền để nêu ý kiến của mình.

- Văn bản đề nghị cần trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một số mục quy định sẵn. Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau:

+ Ai đề nghị? (người đề nghị).

+ Đề nghị ai (nơi nào)? (người (nơi) nhận đề nghị).

+ Đề nghị điều gì? (nội dung đề nghị).

- Cách làm văn bản đề nghị: Một văn bản đề nghị cần có:

+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.

+ Địa điểm làm giấy đề nghị và ngày tháng.

+ Tên văn bản: Giấy đề nghị (hoặc Bản kiến nghị).

+ Nơi nhận đề nghị.

+ Người (tổ chức) đề nghị.

+ Nêu sự việc, lí do và ý kiến đề nghị với nơi nhận.

+ Kí tên.

b. Văn bản báo cáo:

- Khái niệm: Báo cáo là văn bản tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể. Là bản tổng hợp về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể.

- Hình thức: Cần trình bày trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo một số mục quy định sẵn.

- Nội dung: Không nhất thiết phải trình bày đầy đủ, tất cả, nhưng cần chú ý các mục sau: Người viết, người nhận, nội dung, kết quả.

- Cách làm văn bản báo cáo:

+ Những phần quan trọng: Là những phần trả lời cho câu hỏi:

  • Báo cáo với ai?
  • Ai báo cáo?
  • Báo cáo vấn đề gì?
  • Báo cáo để làm gì?

+ Nội dung phải phù hợp với chuẩn mực.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy viết một văn bản báo cáo về kết quả cuộc họp chi bộ.

Gợi ý trả lời:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO VỀ KẾT QUẢ CUỘC HỌP CHI BỘ

Tháng ... /20 ...

Thời gian:  ...

Địa điểm:  ...

Thành phần: (Lưu ý có thể mời thêm Đảng ủy viên giám sát thì ghi cụ thể người giám sát).

Chủ tọa:  ...

NỘI DUNG CUỘC HỌP

1. Phần mở đầu

- Triển khai cho đảng viên đóng đảng phí tháng  .../20/ ...

- Chi bộ cử thư ký cuộc họp: ...

- Thông báo tình hình đảng viên của Chi bộ dự họp: (ghi cụ thể đảng viên chính thức, dự bị; số đảng viên được miễn sinh hoạt, công tác; số đảng viên có mặt dự họp; số đảng viên vắng mặt và lý do vắng, ghi cụ thể lý do vắng mặt từng đồng chí vào biên bản).

- Đồng chí Bí thư thông qua chương trình của cuộc họp:

2. Phần nội dung:

2.1. Thông tin thời sự (ghi cụ thể đề mục, hay văn bản thông tin....)

 ...

 ...

 ...

2.2. Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết tháng trước (ghi cụ thể các nội dung. Phần này đồng chí ghi biên bản nên nói Bí thư đưa trước 01 bản dự thảo nghị quyết để ghi cho cụ thể).

- Phần thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM: (Bí thư chi bộ Đánh giá việc học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của tập thể, đảng viên, quần chúng tháng trước; biểu dương đảng viên, quần chúng tiên phong, gương mẫu có việc làm cụ thể, thiết thực về học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đồng thời giáo dục, giúp đỡ những đảng viên có sai phạm (nếu có). Sinh hoạt chủ đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí minh trong tháng sinh hoạt).

 ...

 ...

 ...

- Bí thư thông báo ý kiến của đảng viên, quần chúng về sự lãnh đạo của chi bộ và vai trò tiền phong, gương mẫu của đảng viên (nếu có) để chi bộ có biển pháp phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh với những biểu hiên quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

 ...

 ...

 ...

- Đề ra một số nhiệm vụ cụ thể, thiết thực, bức xúc trước mắt để thực hiên trong tháng tới có nội dung chủ đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tháng tiếp theo. Đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho đảng viên thực hiện.

 ...

 ...

 ...

- Chi bộ thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến về các nội dung trên (ghi chi tiết các ý kiến đóng góp).

 ...

 ...

 ...

3. Phần kết thúc

- Ghi tóm tắt ý kiến kết luận của Bí thư.

- Chi bộ biểu quyết thông qua kết luận (Nghị quyết) của chi bộ. Ghi rõ số đảng viên đồng ý, không đồng ý và số có ý kiến khác.

Cuộc họp kết thúc lúc ...giờ, ngày ... tháng ... năm 20 ... biên bản được thông qua trước Chi bộ.

Thư ký 

(Ký và ghi rõ họ tên)

Câu 2: Em hãy viết một văn bản đề nghị về việc xin được cấp điện (mua điện)

Gợi ý trả lời:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY ĐỀ NGHỊ MUA ĐIỆN

Kính gửi: ...

Phần Bên mua điện ghi:

Tên cơ quan/ các nhân đăng ký mua điện: ...

Đại diện là ông (bà): ... và ... hộ dùng chung theo danh sách đính kèm.

Số chứng minh thư: ... do Công an ... cấp ngày ... tháng ... năm ...

Theo giấy uỷ quyền ngày ... tháng ... năm ... của ...

Địa chỉ: Số nhà, ngõ hẻm: ... Đường phố/ thôn/ ấp: ...

Xã/phường/thị trấn: ... Huyện/thị xã/TP/Quận ...

Số điện thoại: ... Số Fax ... Email ...

Tài khoản số: ... Tại ngân hàng: ...

Địa chỉ nơi sử dụng điện:

Số nhà, ngõ hẻm: ... Đường phố/ thôn/ ấp: ...

Xã/phường/thị trấn: ... Huyện/thị xã/TP/Quận: ...

Tình trạng sử dụng điện hiện tại: Chưa có điện ...; Đang dùng công tơ chung ...

Xin chân thành cảm ơn.

Người viết đề nghị

(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Nắm vững những đặc điểm và cách làm văn bản đề nghị, hành chính.

- Ứng dụng được các văn bản đề nghị, báo cáo và tình huống cụ thể, nắm được cách thức làm văn bản này.

- Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống có hiệu quả.

Ngày:16/01/2021 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM