Soạn bài Khái quát VHVN từ TK X đến hết TK XIX Ngữ văn 10 siêu ngắn

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em có thể hệ thống hóa được kiến thức về văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Khái quát VHVN từ TK X đến hết TK XIX Ngữ văn 10 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 111 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Nhận xét điểm chung và điểm khác của văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm:

- Cả hai thành tựu văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm đều có điểm chung về:

+ Phát triển trên cơ sở văn tự của người Hán.

+ Tích cực phản ánh những vấn đề của đời sống xã hội, tâm tư, tình cảm của người trung đại.

+ Đều có những thành tựu rực rỡ kết tinh được những tác phẩm xuất sắc

- Điểm khác:

+ Bộ phận văn học chữ Nôm ra đời muộn hơn.

+ Thành tựu của văn học Nôm chủ yếu là thơ.

+ Văn học chữ Hán có thành tựu lớn ở cả hai mảng văn thơ, văn xuôi.

2. Soạn câu 2 trang 111 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:

- Giai đoạn văn học đánh dấu quá trình hình thành và khởi đầu của văn học Việt Nam thời kì này bắt đầu từ thế kỉ X – XIV:

+ Chủ nghĩa yêu nước.

+ Văn học chữ Nôm bước đầu hình thành.

- Từ thế kỉ XV – XVII:

+ Phê phán, phản ánh hiện thực xã hội phong kiến.

+ Văn học chữ Hán phát triển với sự trưởng thành vượt bậc.

- Từ thế kỉ XVIII – nửa đầu XIX:

+ Chủ nghĩa nhân đạo.

+ Văn xuôi và văn vần, văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm đều phát triển mạnh.

- Nửa cuối thế kỉ XIX:

+ Văn học yêu nước với âm hưởng bi tráng.

+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm vẫn giữ vai trò chủ đạo với thi pháp, thể loại truyền thống.

3. Soạn câu 3 trang 112 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

- Chủ nghĩa yêu n­ước:

+ Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc.

+ Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù.

+ Tự hào trước chiến công thời đại.

 + Ví dụ: Sông núi nư­ớc Nam, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Thuật hoài,…

- Chủ nghĩa nhân đạo: lòng thương người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người, quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người. Ví dụ: Chuyện ngư­ời con gái Nam Xư­ơng, Truyện Kiều, Bánh trôi nư­ớc,…

- Cảm hứng thế sự: phản ánh hiện thực xã hội và cuộc sống đau khổ của nhân dân. Ví dụ: Câu chuyện trong phủ chúa Trịnh (Vũ Trung tùy bút), Lục Vân Tiên,…

4. Soạn câu 4 trang 112 SGK Ngữ văn 10 siêu ngắn

Nghệ thuật văn học thế kỉ X - hết thế kỉ XIX có những đặc điểm như sau:

- Đặc điểm lớn và chủ yếu trong các sáng tác văn học thời kì này là tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.

- Văn học cổ:

+ Xem trọng tính quy phạm.

+ Chú trọng tới vẻ đẹp trang nhã, gần gũi với đại chúng, nhân dân lao động…

+ Chú ý đến tính dân tộc.

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM