Soạn bài Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử Ngữ văn 6 siêu ngắn

Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được một cách đầy đủ về những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc có gắn với cây cầu Long Biên. Đồng thời, bài học này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử Ngữ văn 6 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 127 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

 Bố cục:

- Từ đầu đến “Hà Nội” -> Khái quát về cầu Long Biên.

- Tiếp đến “vững chắc” -> Là nhân chứng lịch sử của dân tộc.

- Còn lại -> Cảm nghĩ của tác giả về cầu Long Biên.

2. Soạn câu 2 trang 127 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Đoạn văn cho biết những thông tin về cầu Long Biên:

+ Tên gọi đầu tiên của cầu Long Biên.

+ Chiều dài: 2290m

+ Nặng 17 nghìn tấn.

+ Có liên quan đến thực dân Pháp.

- Cầu Long Biên có thể không bằng với cầu Thăng Long và Chương Dương về tính hiện đại của nó, nhưng đây là cây cầu mang ý nghĩa lịch sử dân tộc thời bấy giờ.

3. Soạn câu 3 trang 127 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

a. Cảnh vật và sự kiện cho ta thấy vẻ đẹp của cây cầu anh hùng, hiên ngang với lịch sử.

b. Cây cầu gắn bó cây cầu với kí ức với tâm hồn con người, mang lại những ý nghĩa lịch sử quan trọng cho dân tộc.

c. Cách kể ở đoạn này bộc lộ tình cảm của tác giả rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên. Ngôi kể chuyển ngôi linh hoạt từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất.

4. Soạn câu 4 trang 127 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

a. Tác giả dùng từ "chứng nhân" là hợp lí và không thể thay từ "chứng tích" được vì đây là cây cầu đã chứng kiến về những cuộc chiến đấu từ thời trước của dân tộc ta.

b. Cách tác giả sử dụng ngôn từ và hình ảnh đã làm nổi bật lên được ý nghĩa về cầu Long Biên, trong câu cuối trong bài diễn đạt dài nhưng có sắc thái biểu cảm rõ hơn về cách diễn đạt gợi những liên tưởng thú vị.

Ngày:07/01/2021 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM