Soạn bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Ngữ văn 6 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu được phẩm chất tốt đẹp của một người thầy thuốc không chỉ có tài mà còn phải có tâm, chữa bệnh bằng tất cả tấm lòng, không vụ lợi. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Ngữ văn 6 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 164 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Vài nét về Thái y lệnh:

+ Người họ Phạm, huý là Bân, có nghề y gia truyền là chữa bệnh.

+ Không tiếc tiền bạc, của cải để tích trữ thuốc tốt và thóc gạo,...

+ Hết lòng chữa bệnh.

a. Vị lương y là người có địa vị trong xã hội và giỏi về chuyên môn, có đức thương người không vụ lợi.

b. Ông hết lòng vì bệnh nhân, bất chấp nguy hiểm tính mạng.

2. Soạn câu 2 trang 165 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Sự thay đổi thái độ của Trần Anh Vương đối với vị Thái y lệnh chứng minh rằng Người là một vị vua anh minh, nhân từ, sáng suốt và rộng lượng.

3. Soạn câu 3 trang 165 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

Qua câu chuyện "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" chúng ta có thể rút ra những bài học quý giá về người làm nghề y như sau:

- Có tấm lòng bao dung, nhân hậu, rộng lượng, giúp đỡ người bệnh hết lòng.

- Không phân biệt giàu nghèo, sang hèn.

4. Soạn câu 4 trang 165 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Cả hai câu chuyện về hai người thầy thuốc đều thể hiện y đức tốt đẹp của họ với quan điểm giúp đỡ hết lòng vì bệnh nhân, không sợ uy quyền.

- Nhưng truyện "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" có phần gay cấn hơn.

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 165 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

Nhận xét về quan điểm "thầy y" của Trần Anh Vương:

- Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người:

+ Có lòng đức độ, biết thương xót dân nghèo, người bệnh.

+ Giỏi về nghề nghiệp.

→ Lòng nhân đức của Thái y lệnh không chỉ thể hiện trong việc cứu người đàn bà nguy kịch mà còn thông qua việc chữa trị cho người cơ hàn, cứu sống mạng người lúc đói kém.

6. Soạn câu 2 luyện tập trang 165 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Sau khi tìm hiểu truyện "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" thì chúng ta thấy nhan đề có từ “cốt nhất” hay và sâu sắc hơn vì nhấn mạnh tầm quan trọng của lương y và đức độ người thầy thuốc.

Ngày:08/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM