Soạn bài Câu ghép (tiếp theo) Ngữ văn 8 đầy đủ

Bài soạn Câu ghép Ngữ văn 8 tập 1 giúp các em nắm được quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. eLib đã biên soạn nội dung bài này bám sát chương trình Ngữ văn 8, một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các em tham khảo, chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Câu ghép (tiếp theo) Ngữ văn 8 đầy đủ

1. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu

1.1. Soạn câu 1 trang 123 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Câu ghép cho trong bài có 3 vế:

- Tiếng Việt của chúng ta đẹp.

- Bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp.

- Bởi vì đời sống nghĩa là rất đẹp.

Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép trên là quan hệ giải thích. Trong mối quan hệ đó, vế câu thứ nhất ra vấn đề, về câu thứ hai và thứ ba giải thích cho vấn đề đưa ra ở vế câu thứ nhất.

1.2. Soạn câu 2 trang 123 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Quan hệ liệt kê:

Ví dụ: Người em chăm chỉ hiền lành còn người anh tham lam, lười biếng.

- Quan hệ đối chiếu:

Ví dụ: Mẹ em là bác sĩ còn ba em là công an.

- Quan hệ nhượng bộ:

Ví dụ: Tuy nó không thông minh nhưng học rất giỏi.

2. Luyện tập

2.1. Soạn câu 1 trang 124 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

 Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:

a, Câu ghép này có 3 vế câu:

- Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi.

- Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn.

- Hôm nay tôi đi học.

Quan hệ nguyên nhân - kết quả; vế 1 và 2; vế 2, 3: quan hệ giải thích, trong đó vế câu thứ hai điều được giải thích.

b, Câu ghép này có 2 vế câu:

- Nếu trong pho lịch sử... còn lưu lại.

- Thì cái cảnh tượng nghèo nàn đến bực nào!

Quan hệ ý nghĩa giữa hai vế câu la quan hệ điều kiện giả thiết - kết quả, trong đó vế câu thứ nhất chỉ điều kiện, vế câu thứ hai chỉ kết quả.

c, Câu ghép này có 5 câu ghép nhỏ:

- Chẳng những thái ấp của ta ... đời đời hưởng thụ.

- Chẳng những gia quyến của ta..... bách niên gia lão.

- Chẳng những tông miếu của ta.... thờ cúng quanh năm.

- Chẳng những thân ta kiếp này....tiếng vẫn lưu truyền.

- Chẳng những danh hiệu ta.... sử sách lưu thơm.

Mỗi câu ghép nhỏ trên đều có hai vế: Ví dụ:

Chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền.

Mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ.

Quan hệ ý nghãi giữa hai vế câu là quan hệ tăng tiến, trong đó vế câu thứ nhất chỉ điều kiện, mức độ cao, vế câu thứ hai chỉ điều kiện, mức độ cao hơn điều kiện và mức độ ở vế câu thứ nhất.

d, Câu ghép này có 2 vế câu

- Tuy rét vẫn kéo dài

- Mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.

Quan hệ ý nghĩa giữa hai vế câu là quan hệ tương phản, trong đó vế thứ nhất chỉ điều kiện bất lợi, vế thứ hai chỉ điều ngược lại với vế thứ nhất.

e, Đoạn này có hai câu ghép:

- Câu ghép thứ nhất có hai vế:

+ Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau.

+ Rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau.

Quan hệ ý nghĩa giữa hai vế câu là quan hệ tiếp nối, trong đó vế câu thứ nhất chỉ sự kiện thứ nhất, vế caauu thứ hai chỉ sự kiện xảy ra sau sự kiện thứ nhất.

- Câu ghép thứ hai có 2 vế:

+ Anh chàng hầu cận ông lí yếu hơn chị chàng con mọn.

+ Hắn bị chị chàng túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Quan hệ ý nghĩa giữa vế câu thứ nhất với vế câu thứ hai là quan hệ nguyên nhân - kết quả, trong đó vế câu thứ nhất chỉ nguyên nhân, vế câu thứ hai là chỉ kết quả.

2.2. Soạn câu 2 trang 124 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

a) Đoạn 1 có 4 câu ghép:

- Trời xanh thăm thẳm, biển cũng xanh thăm thẳm...

- Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng...

- Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.

- Trời ầm âm giông gió, biển đục ngầu giận dữ.

Đoạn 2: có hai câu:

- Buổi sớm, mặt trời/...cột buồm, sương/ tan, trời/ mới quang.

- Buổi chiều, nắng/ vừa nhạt... sương/ ..xuống mặt biển.

b) Đoạn 1: Các vế ở cả 4 câu đều có quan hệ điều kiện - kết quả .

Đoạn 2: các vế của cả hai câu đều có quan hệ nguyên nhân- kết quả.

c) Không nên tách riêng thành các câu đơn vì ý nghĩa của chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

2.3. Soạn câu 3 trang 125 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Xét về mặt lập luận: mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão hạc nhờ ông giáo. Nếu tách mỗi vế trong câu thành từng câu đơn thì không đảm bảo được tính mạch lạc của lập luận và không thể hiện được mối quan hệ ý nghĩa giữa các sự vật, sự việc trong lời kể của lão Hạc.

- Xét về giá trị biểu cảm: tác giả cố tình viết câu dài để tái hiện cách kể lể dài dòng của lão Hạc.

2.4. Soạn câu 4 trang 125 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

a. Quan hệ giữa các vế của câu ghép là quan hệ: điều kiện → không nên tách mỗi vế thành một câu đơn.

b. Trong các câu còn lại nếu tách mỗi vế thành một câu đơn thì hàng loạt câu ngắn đặt cạnh nhau như vậy có thể giúp ta hình dung là nhân vật nói nhát gừng hoặc nghẹn ngào . Nhưng cách viết của Ngô Tất Tố lại gợi ra cách nói kể lể, van vỉ thiết tha của chị Dậu,cho nên tách thành câu đơn sẽ không phù hợp với dụng ý của nhà văn.

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM