Soạn bài Ngắm trăng Ngữ văn 8 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được tình yêu thiên nhiên thắm thiết và phong thái ung dung của nhà thơ Hồ Chí Minh. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Ngắm trăng Ngữ văn 8 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 38 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Đối chiếu giữa các nguyên tác, bản dịch nghĩa, dịch thơ:

- Chúng ta nhận thấy câu thơ thứ hai có cụm từ đặc biệt và giàu sức gợi tả đó là cụm từ "nại nhược hà?" nghĩa là cụm từ nó diễn tả sự hồi hộp vô cùng, bối rối, xốn xang của nhân vật trữ tình. Nếu dịch thơ cụm từ "nại nhược hà" thành "khó hững hờ" vô hình chung đã làm mất đi sự tinh tế trong cảm nhận.

- Trong bản dịch thơ thì chỉ duy có hai câu thơ cuối chưa chuyển tải được hết nội dung của nguyên tác. Hai câu cuối đăng đối trong từng câu, và giữa hai câu: chữ "song" mang lại giá trị cao. Chữ "nhân" đối với chữ "nguyệt" trong cùng một câu. Chữ "nguyệt" đối với "thi gia" ở cuối câu 4. Trong khi bản dịch thơ không đảm bảo được sự đăng đối này.

2. Soạn câu 2 trang 38 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Hoàn cảnh ngắm trăng thật đặc biệt của nhà thơ:

+ Trong tù của thi nhân vô cùng chật hẹp, điều kiện vật chất vô cùng khắc nghiệt, tác giả đã liệt kê rằng không rượu, không hoa >< rượu và hoa là những thứ không thể thiếu trong thú vọng nguyệt của người xưa.

+ Diễn ra trong cảnh lao tù chật chội, tù túng >< thú vui tao nhã ngắm trăng của người xưa phải ở nơi khoáng đạt, tâm hồn thư thái, an nhàn, thanh tĩnh.

- Người ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: chốn ngục tù thiếu thốn, tối tăm.

- Trước cảnh trăng đẹp Người bối rối, xốn xang "Đối thử lương tiêu nại nhược hà?". Người yêu thiên nhiên say mê, rung cảm mãnh liệt trước vẻ đẹp của tạo hóa.

- Tâm hồn người tù không bị vướng bận bởi những ách vật chất nặng nề, tâm hồn vẫn tự do, ung dung thưởng trăng đẹp.

=> Không chỉ là nhà cách mạng, chiến sĩ yêu nước mà Người còn là nghệ sĩ đích thực với những rung động của tâm hồn thi nhân nhạy cảm trước vẻ đẹp của tự nhiên.

3. Soạn câu 3 trang 38 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).

4. Soạn câu 4 trang 38 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Bài thơ vừa thể hiện tình cảm thiên nhiên đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ, một biếu hiện nổi bật của tâm hồn nghệ sĩ ở Bác Hồ, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ vĩ đại đó. Vì vậy có thế nói, đằng sau những câu thơ rất thơ đó lại là một tinh thần thép, mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hắn lên sự đè nặng tàn bạo của tù ngục. Qua bài thơ, người đọc cảm thấy người tù cách mạng ấy dường như không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở... của chế độ nhà tù khủng khiếp, cũng bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù, đã để tâm hồn bay bống tìm đến “đối diện đàm tâm” với vầng trăng tri âm.

- Bài thơ là một chứng minh sinh động cho hai câu thơ Hồ Chí Minh viết ngoài bìa tập Nhật kí trong tù: “Thân thể ở trong lao - Tinh thần ngoài lao”.

5. Soạn câu 5 trang 38 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Một số bài thơ Bác viết về trăng:

- Bài “Trung thu”:

"Gương trăng vành vạnh giữa mùa thu,

Sáng khắp nhân gian bạc một màu,

Sum họp nhà ai ăn Tết đó

Chẳng quên trong ngục kẻ ăn sầu

 

Trung thu ta cũng Tết trong tù,

Trăng gió đêm thu gợi vẻ sầu,

Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt.

Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu".

- Bài “Cảnh khuya":

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cố thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ Người chưa ngủ:

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Ngày:25/12/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM