Bệnh ban xuất huyết - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Ban xuất huyết là gì? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng ban xuất huyết? Đọc ngay bài viết để nắm ngay thông tin hữu ích bạn cần biết!

Bệnh ban xuất huyết - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Ban xuất huyết (còn gọi là đốm xuất huyết, petechiae) là những đốm tròn nhỏ màu đỏ, nâu hoặc tím, do các mạch máu nhỏ bị tổn thương, dẫn đến chảy máu vào dưới da.

Ban xuất huyết thường xuất hiện thành chùm, trông giống như phát ban. Các chấm xuất huyết thường phẳng trên da và không biến mất khi ấn vào. Nốt xuất huyết có thể xuất hiện ở các cơ quan hoặc màng nhầy, bao gồm cả niêm mạc bên trong miệng, nhưng dễ nhận biết nhất là ở trên da.

Ban xuất huyết có hai loại:

  • Ban xuất huyết không do giảm tiểu cầu xuất hiện khi số lượng tiểu cầu không giảm

  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu xảy ra khi số lượng tiểu cầu thấp hơn bình thường.

Cả trẻ em và người lớn đều có thể bị ảnh hưởng bởi ban xuất huyết. Trẻ em có thể mắc bệnh sau khi bị nhiễm virus và thường hồi phục hoàn toàn mà không cần điều trị. Tuy nhiên, ban xuất huyết ở người lớn có xu hướng trở thành mạn tính, do đó cần điều trị để giữ số lượng tiểu cầu ở mức ổn định.

2. Triệu chứng thường gặp

Ban xuất huyết có thể có kích thước nhỏ bằng đầu đinh ghim hoặc hình thành dạng mảng lớn bằng bàn tay. Nếu xuất hiện các dấu vết bất thường này mà không liên quan đến chấn thương, bạn nên cân nhắc đến cơ sở y tế kiểm tra. Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu xuất hiện ban xuất huyết trên da không rõ nguyên nhân hoặc trên diện rộng, bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay. Việc xác định nguyên nhân là điều quan trọng, vì nốt xuất huyết có thể là dấu hiệu cảnh báo một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Các mạch máu nhỏ (mao mạch) kết nối các động mạch nhỏ nhất với các tĩnh mạch nhỏ nhất. Ban xuất huyết xuất hiện khi các mao mạch bị chảy máu, máu bị rò rỉ vào da. Một số nguyên nhân có thể gây chảy máu bao gồm: Áp lực, căng thẳng kéo dài, Một số tình trạng sức khỏe, Một số chấn thương cụ thể, Chấn thương, Da cháy nắng.

Ban xuất huyết có thể xuất hiện do dùng một số loại thuốc như: Các thuốc chống đông (warfarin, heparin), Atropin Carbamazepine Chloral hydrate Desipramine Indomethacin Naproxen Nitrofurantoin Penicillin Quinine

Các nốt xuất huyết ở vùng mặt, cổ và ngực có thể gây ra do căng thẳng kéo dài khi thực hiện những hành động như: Khóc, Ho, Nôn mửa, Sinh đẻ, Nâng tạ.

Ban xuất huyết có thể gây ra bởi nhiễm nấm, virus và vi khuẩn như: Nhiễm virus cytomegalo, Viêm nội tâm mạc (nhiễm trùng màng bao trong tim), Hội chứng phổi, Hantavirus, Nhiễm cầu khuẩn màng não, Tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm trùng, Sốt ban do ve cắn, Bệnh ban đỏ, Nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết), Viêm họng do liên cầu khuẩn, Sốt xuất huyết do virus, Các tình trạng sức khỏe khác.

Tình trạng xuất huyết dưới da cũng có thể do các tình trạng sức khỏe không do nhiễm trùng gây ra, chẳng hạn như: Viêm mạch máu, Giảm tiểu cầu (số lượng tiểu cầu thấp), Bệnh bạch cầu, Bệnh Scorbut (thiếu vitamin C), Thiếu vitamin K, Chấn thương hoặc cháy nắng.

4. Nguy cơ mắc phải

Ban xuất huyết là tình trạng phổ biến. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán ban xuất huyết là gì?

Tình trạng chảy máu dưới da gây ra ban xuất huyết có thể dễ dàng xác định thông qua khám các triệu chứng thực thể. Tuy nhiên, để xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ cần thêm các thông tin liên quan đến chảy máu. Sau khi xem tiền sử bệnh án, bác sĩ có thể hỏi những câu hỏi sau: Người bệnh phát hiện các nốt xuất huyết đầu tiên lúc nào? Người bệnh có bất kỳ triệu chứng nào khác không? Khi nào những triệu chứng này xuất hiện? Người bệnh có chơi môn thể thao đối kháng hoặc tập luyện với máy hạng nặng không? Gần đây người bệnh có bị chấn thương nào ở vùng có các đốm xuất huyết không? Vùng bị chảy máu có đau không? Vùng bị chảy máu có ngứa không ? Người bệnh có tiền sử gia đình mắc các rối loạn chảy máu không?

Bác sĩ cũng sẽ hỏi thêm về tình trạng sức khỏe chung, có đang điều trị bằng thuốc hay không, kể cả thảo dược hoặc thực phẩm chức năng. Các thuốc như aspirin, steroid, hoặc thuốc làm loãng máu có thể gây chảy máu dưới da.

Người bệnh cần trả lời những câu hỏi này càng chính xác càng tốt để bác sĩ xác định nguyên nhân ban xuất huyết là gì, có phải do tác dụng phụ của thuốc hay do một bệnh lý nền nào khác.

Bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để tìm dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các tình trạng khác. Nếu cần thiết, người bệnh có thể thực hiện thêm các chẩn đoán hình ảnh hoặc siêu âm để loại trừ khả năng tồn tại các vết nứt hoặc mô bị chấn thương.

Những phương pháp dùng để điều trị ban xuất huyết là gì?

Tùy thuộc vào nguyên nhân sẽ có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau với tình trạng xuất huyết dưới da. Bác sĩ sẽ xác định cách điều trị tốt nhất.

Nếu bị nhiễm trùng hoặc một tình trạng sức khỏe nào đó, bác sĩ có thể kê toa thuốc giúp ngăn chặn xuất huyết dưới da. Tuy nhiên, nếu loại thuốc người bệnh đang sử dụng gây ra chảy máu, bác sĩ thường khuyên chuyển thuốc hoặc ngừng sử dụng.

Một số thuốc dùng trong điều trị ban xuất huyết là:

  • Corticosteroid. Khi bắt đầu quá trình điều trị, hầu hết người bệnh thường được cho dùng corticosteroid đường uống như prednisone. Thuốc này có thể giúp tiểu cầu tăng bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch. Thông thường sẽ mất khoảng 2–6 tuần để các tiểu cầu trở về mức độ an toàn, sau đó bác sĩ sẽ cho dừng thuốc.

  • Truyền tĩnh mạch Immunoglobulin (IVIG). Đây không phải là lựa chọn đầu tiên trong việc điều trị ban xuất huyết giảm tiểu cầu vì phương pháp này phải truyền dịch và khá tốn kém. Liệu pháp này có thể làm tăng số lượng tiểu cầu nhanh chóng, nhưng chỉ được trong thời gian ngắn. Vì vậy, IVIG được sử dụng như một phương pháp điều trị khẩn cấp để làm tăng nhanh chóng số lượng tiểu cầu trước khi phẫu thuật hoặc khi người bệnh mất quá nhiều máu. Liệu pháp này có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, sốt và tụt huyết áp.

Trong khi điều trị, người bệnh cần tránh sử dụng một số loại thuốc có thể làm giảm số lượng tiểu cầu như aspirin, ibuprofen. Bệnh nhân cũng nên chọn các hoạt động nhẹ nhàng, không tốn nhiều sức để giảm nguy cơ chấn thương, bầm tím và chảy máu. Hãy quay trở lại cơ sở y tế ngay lập tức nếu ban xuất huyết tái phát sau khi điều trị.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ban xuất huyết gì?

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với ban xuất huyết:

  • Bảo vệ da khỏi bị lão hóa.

  • Tránh các chấn thương như va đụng hoặc co kéo da.

  • Đối với một vết cắt hoặc cào xước, bạn nên cầm máu ngáy.

  • Nếu bạn có phản ứng với thuốc, hãy hỏi bác sĩ về việc ngưng thuốc. Nếu không, hãy tuân thủ toa thuốc điều trị các nguyên nhân gây ra ban xuất huyết.

Cùng tham khảo bài viết về bệnh ban xuất huyết này cùng eLib nhé.

Ngày:29/10/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM