Bệnh chốc mép - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Chốc mép (lở mép) là một tình trạng da khiến một hoặc cả hai bên mép miệng bị viêm và đau trong một vài ngày hoặc nhiều ngày (mạn tính). Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa hiệu quả? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn!

Bệnh chốc mép - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Chốc mép (lở mép) là gì?

Chốc mép (lở mép, Angular Cheilitis) là một tình trạng da khiến một hoặc cả hai bên mép miệng bị viêm và đau. Tình trạng này có thể xuất hiện trong một vài ngày hoặc kéo dài trong nhiều ngày (mạn tính). Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh.

2. Triệu chứng

Triệu chứng và dấu hiệu chốc mép là gì?

Các triệu chứng chốc mép thường chỉ xuất hiện ở mép miệng. Lở mép có thể gây đau đớn và khiến bạn khó chịu. Các dấu hiệu có thể từ các vết đỏ nhẹ đến các nốt mụn nước lở và chảy máu.

Nếu bị lở mép, mép miệng sẽ:

  • Chảy máu ;
  • Đỏ ;
  • Sưng ;
  • Nứt nẻ ;
  • Có mụn nước ;
  • Có da cứng;
  •  Ngứa ;
  • Có vảy ;
  • Đau.

Các triệu chứng lở mép khác bao gồm:

  • Vị giác thay đổi;
  • Cảm giác nóng rát ở môi hoặc miệng;
  • Môi khô và nứt nẻ;
  • Gặp khó khăn trong ăn uống do kích ứng, có thể dẫn đến sụt cân.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây chốc lở là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây chốc lở, trong đó phổ biến nhất là nhiễm nấm men do tiếp xúc với nước bọt.

Nước bọt đọng lại ở mép miệng trong thời gian dài sẽ làm khu vực này quá ẩm. Khi nước bọt bay hơi, vùng da miệng ở vị trí này sẽ khô và kích ứng. Lúc này, người bệnh thường có thói quen liếm môi để giảm cảm giác khô và làm ẩm môi. Tuy nhiên, hành động này lại càng khiến cho tình trạng chốc lở nặng hơn.

Tình trạng khô miệng có thể gây nứt nẻ môi, thậm chí là chảy máu. Trong một số trường hợp, vi sinh vật có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết nứt này và khiến bạn bị nhiễm bệnh.

Loại nhiễm nấm phổ biến nhất gây chốc mép là Candida. Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn hoặc virus cũng có thể gây ra tình trạng này.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc lở mép?

Thông thường, người bị chốc mép sẽ có ít nhất một yếu tố nguy cơ, thường là bệnh tiểu đường. Đái tháo đường làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến nó dễ bị tổn thương hơn bởi các loại nấm gây chốc mép.

Những người bị bệnh tiểu đường thường có các vấn đề da liễu, bao gồm nhiễm trùng. Tiểu đường cũng có thể làm tổn thương nướu và răng, dẫn đến rụng răng.

Các yếu tố khác khiến bạn tăng nguy cơ bị chốc mép như:

Quá nhiều nước bọt đọng lại trên miệng: Vấn đề này thường xảy ra ở những người có thói quen liếm môi. Hệ miễn dịch yếu: HIV/AIDS, hóa trị hoặc một số thuốc có thể gây hại cho hệ miễn dịch, dẫn đến một số bệnh lý. Di truyền: một số tình trạng di truyền, như hội chứng Down, có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc lở mép. Các vấn đề dinh dưỡng: bao gồm thiếu máu hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, có thể khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Tưa miệng. Đeo răng giả. Các vấn đề về nướu và miệng. Nhiễm virus hoặc nhiễm trùng ở trong hoặc gần miệng. Môi khô và nứt nẻ.

5. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán lở mép?

Để xác định xem bạn có bị chốc mép không, bác sĩ sẽ kiểm tra miệng để xem có bất kỳ vết nứt, đỏ sưng hoặc phồng rộp không. Họ cũng sẽ hỏi bạn về những thói quen liên quan đến môi, như liếm hoặc cắn môi).

Các tình trạng sức khỏe khác (như herpes môi hoặc liken phẳng) cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự chốc mép. Do đó để chắc chắn chẩn đoán, bác sĩ có thể lấy mẫu mô ở miệng hoặc mũi để xác định loại vi khuẩn hoặc nấm gây ra dấu hiệu này.

Những phương pháp nào giúp điều trị chốc mép?

Mục tiêu điều trị chốc mép là chữa tình trạng viêm và giữ khu vực mép miệng khô để không bị nhiễm trùng lần nữa. Bác sĩ có thể chỉ định một số kem trị nấm như:

Nystatin Ketoconazole Clotrimazole Miconazole

Nếu vi khuẩn gây chốc mép, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh:

Mupirocin Fusidic acid

Bệnh chốc mép có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị, lở mép có thể dẫn đến các tình trạng nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng khác. Ngoài ra, nếu không điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan, như đái tháo đường, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng.

6. Kiểm soát chốc mép

Những biện pháp nào giúp bạn kiểm soát bệnh chốc mép?

Bên cạnh việc điều trị, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh. Chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, vitamin và chất dinh dưỡng sẽ giúp ích cho những người bị chốc mép do việc ăn uống nghèo nàn.

Bạn cũng có thể dùng son dưỡng ẩm hoặc dầu dừa để môi không bị khô nứt.

Thực tế, chốc mép không nguy hiểm và có thể được điều trị hiệu quả. Các triệu chứng thường bắt đầu cải thiện chỉ sau vài ngày điều trị.

Tuy nhiên, một số người vẫn có thể bị tái phát chốc mép nếu các yếu tố nguy cơ vẫn còn.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến chứng chốc mép, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:27/10/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM