Vết động vật cắn - Thông tin cần biết

Vết động vật cắn hiếm khi đe dọa đến mạng sống nhưng nếu chúng bị nhiễm bệnh, người bị cắn cũng có thể gặp nhiều nguy cơ sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về vết động vật cắn, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để có cách điều trị hiệu quả nhé!

Vết động vật cắn - Thông tin cần biết

1. Tìm hiểu chung

Vết động vật cắn là tình trạng gì?

Động vật chỉ có thể tấn công người nếu chúng cảm thấy bị đe dọa, khi bị bệnh hoặc đang bảo vệ con hay lãnh thổ. Đa số chúng ta thường bị vật nuôi trong nhà cắn. Vết động vật cắn hiếm khi đe dọa đến mạng sống nhưng nếu chúng bị nhiễm bệnh, bạn có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Hầu hết các vết cắn động vật là từ vật nuôi trong gia đình, nhưng các động vật sau đây cũng nguy hiểm:

  • Gấu;
  • Chồn sương;
  • Sóc;
  • Chuột.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị động vật cắn là gì?

Khi bị động vạt cắn, bạn cần chú ý tới các dấu hiệu hoặc triệu chứng nhiễm trùng, chẳng hạn như:

Vết đỏ khu trú quanh vết thương; Nóng xung quanh vùng bị cắn; Vết đỏ lan ra khỏi vết cắn; Sốt; Mủ; Sưng; Đau.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:

Bạn có vết đâm sâu hoặc không chắc vết thương nghiêm trọng đến mức nào; Da bị rách nát và chảy máu đáng kể – trước tiên bạn đè nén bằng băng hoặc vải sạch để ngăn chảy máu; Bạn nhận thấy vết thương ngày càng sưng, đỏ, đau hoặc chảy máu, đây là những dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng; Bạn lo sợ về nguy cơ mắc bệnh dại hoặc phòng ngừa bệnh dại. Nếu vết cắn do mèo hoặc chó, hãy cố gắng xác nhận xem chúng đã được chủng ngừa bệnh dại chưa. Nếu vết cắn là do động vật hoang dã gây ra thì hãy tìm lời khuyên của bác sĩ về những con vật nào có khả năng gây bệnh dại nhất; Bạn chưa được tiêm uốn ván trong năm năm qua và vết thương ở sâu hoặc bẩn. Bạn có thể cần tiêm nhắc lại.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra vết động vật cắn?

Động vật tấn công khi bị kích thích. Các vết cắn có thể xảy ra nếu bạn cố gắng lấy thức ăn trong khi chúng đang ăn. Hơn nữa, tình trạng này cũng có thể xảy ra nếu bạn trêu chọc vật nuôi của mình. Tuy nhiên, cũng có trường hợp động vật tấn công khi chúng không bị kích thích.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường bị động vật cắn?

Bất kỳ ai trong mọi lứa tuổi đều có thể bị động vật cắn. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị động vật cắn?

Hầu hết mọi người lo lắng về vết cắn từ động vật hoang dã. Tuy nhiên, thú cưng trong nhà hay của người khác cũng có thể tấn công bạn.

Động vật có thể hành động không đoán trước được và tấn công khi không bị kích thích. Tuy nhiên, động vật dễ cắn nếu nó bị quấy rầy, cảm thấy bị đe dọa hoặc quá kích thích.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán vết động vật cắn?

Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các vết thương để tìm các mảnh vụn. Bạn có thể được gây tê trước khi bác sĩ kiểm tra.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị động vật cắn, họ sẽ khám để xác định mức độ nghiêm trọng của các vết cắn. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang để kiểm tra tình trạng gãy xương. X-quang cũng có thể giúp bác sĩ đảm bảo không có mảnh vụn trong vết thương mà không thể nhìn thấy khi kiểm tra.

Những phương pháp nào dùng để điều trị vết động vật cắn?

Ban đầu, bác sĩ sẽ rửa vết thương đúng cách. Điều này rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Việc rửa vết thương có thể không phải lúc nào cũng ngăn ngừa được nhiễm trùng, nhưng nó làm giảm nguy cơ mắc tình trạng này. Bạn có thể được gây tê tại chỗ để giảm đau. Các phương pháp điều trị vết thương cắn gồm:

Cắt lọc vết thương

Động vật cắn có thể gây ra những vết rách da mà không thể điều trị được. Bạn cần phải cắt lọc để loại bỏ da và mô chết hoặc nhiễm khuẩn. Phương pháp cắt lọc đôi khi có thể gây đau đớn. Bạn có thể cần được gây mê tại chỗ cho thủ thuật này.

May vết thương

Vết thương đâm thủng thường không cần phải khâu khép lại. Tuy nhiên, một số vết thương phải được khâu ngay sau khi bị cắn.

Chăm sóc vết thương

Bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp chăm sóc vết thương khác nhau dựa trên tổn thương hiện có của bạn.

Thuốc

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng do động vật cắn. Các loại vết cắn sau đây thường cần kháng sinh:

Vết mèo cắn; Vết thương cần cắt lọc; Vết thương nhiễm trùng nặng.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của động vật cắn?

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với động vật cắn:

Không bao giờ nuôi, xử lý hoặc cho động vật không rõ nguồn gốc ăn; Tránh xa rắn; Trông trẻ khi chúng gần các động vật; Tiêm chủng cho mèo và chó chống bệnh dại; Chích tăng cường uốn ván nếu bạn chưa chích gần đây; Mang ủng và quần dài khi ở trong vùng có rắn độc.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến vết động vật cắn, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:08/10/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM