Mụn nước - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Mụn nước là một túi nhỏ chứa dịch thường hình thành ở các lớp trên của da sau khi bị tổn thương. Mụn nước có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là trên bàn tay và bàn chân. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh nhé!

Mụn nước - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Mụn nước là bệnh gì?

Mụn nước là một túi nhỏ chứa dịch thường hình thành ở các lớp trên của da sau khi bị tổn thương. Mụn nước có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là trên bàn tay và bàn chân.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mụn nước là gì?

Triệu chứng thường gặp của mụn nước là một phần da chồi lên chứa đầy dịch bên trong.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu mụn nước có các đặc điểm sau:

Bị nhiễm trùng – mụn nước nhiễm sẽ chứa đầy mủ màu vàng hoặc màu xanh và có thể gây đau, đỏ và nóng; Rất đau; Tái phát; Ở những nơi bất thường chẳng hạn như trên mí mắt hoặc bên trong miệng; Được gây ra do bị cháy nắng nặng, bỏng hoặc bỏng nước hay phản ứng dị ứng.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra mụn nước?

Có rất nhiều nguyên nhân tạm thời gây ra mụn nước. Một trong những nguyên nhân đó là do ma sát xảy ra khi một vật gì đó chà xát lên làn da trong thời gian dài, điều này xảy ra phổ biến nhất trên bàn tay và bàn chân.

Viêm da tiếp xúc cũng có thể gây ra mụn nước. Đây là phản ứng da với chất gây dị ứng như cây thường xuân, cao su, chất kết dính hoặc chất kích thích như chất hóa học hoặc thuốc trừ sâu. Bệnh có thể gây đỏ, viêm da và mụn rộp.

Bỏng, nếu nghiêm trọng, có thể tạo ra mụn nước, bao gồm bỏng từ nhiệt, hóa chất và cháy nắng.

Chàm dị ứng là một tình trạng da bị gây ra hoặc trở nặng bởi chất gây dị ứng và có thể hình thành mụn nước. Một loại bệnh chàm khác là tổ đỉa cũng tạo ra mụn nước nhưng nguyên nhân của bệnh này không rõ và có xu hướng tái phát.

Mụn nước cũng có thể là một triệu chứng của vài loại nhiễm trùng. Chốc lở, nhiễm trùng da do vi khuẩn có thể xảy ra ở trẻ em và người lớn, có thể gây ra mụn nước.

Bệnh thủy đậu, nhiễm trùng gây ra bởi một loại virus, tạo ra các mụn ngứa và thường có các mụn nước trên da.

Loại virus gây ra bệnh thủy đậu cũng gây ra bệnh zona hoặc herpes zoster. Các virus tái xuất hiện ở một số người trong cuộc sống và tạo ra phát ban da với các mụn nước có thể vỡ.

Herpes và các vết loét lạnh cũng có thể gây da mụn nước.

Viêm quầng là loại nhiễm trùng do nhóm vi khuẩn Streptococcus, có triệu chứng là các mụn nước trên da.

Ngoài ra, hiếm hơn, mụn nước là kết quả của một tình trạng da. Đối với nhiều người trong những tình trạng hiếm này, nguyên nhân không rõ. Một vài tình trạng da gây ra mụn nước bao gồm:

Bệnh ma cà rồng; Pemphigus; Viêm da dạng éc-pét; Ly thượng bì bóng nước.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh mụn nước?

Mụn nước là bệnh rất thường gặp và có thể ảnh hưởng bất cứ ai trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh mụn nước?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc mụn nước, chẳng hạn như:

Đeo vớ cotton; Da đổ mồ hôi ẩm; Không có vòm bàn chân hoặc bàn chân phẳng; Dân tộc khác người Mỹ gốc Phi/người da đen; Sử dụng thuốc lá (bao gồm cả thuốc lá không khói).

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh mụn nước?

Bác sĩ sẽ kiểm tra cơ thể và hỏi bạn một số câu hỏi liên quan đến lối sống để loại trừ các lý do gây mụn nước.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh mụn nước?

Hầu hết mụn nước không cần điều trị. Nếu bạn để yên, chúng sẽ biến mất và lớp trên cùng của da ngăn ngừa nhiễm trùng.

Mụn nước gây ra bởi nhiễm trùng cũng là tạm thời nhưng chúng cần được điều trị. Nếu bạn nghi ngờ mình có thể mắc một số loại nhiễm trùng, hãy báo cho bác sĩ. Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng kháng sinh để điều trị mụn nước do nhiễm trùng.

Nếu bạn biết rõ nguyên nhân gây mụn nước, chẳng hạn như tiếp xúc với một hóa chất hay sử dụng một loại thuốc thì bạn nên ngừng sử dụng các sản phẩm đó.

Một số tình trạng có thể gây ra mụn nước chẳng hạn như pemphigus thì không thể chữa khỏi. Bác sĩ có thể kê toa điều trị để giúp bạn kiểm soát các triệu chứng, có thể bao gồm các loại kem steroid để làm giảm chứng phát ban da hoặc các kháng sinh để chữa nhiễm trùng da.

Nếu bạn có mụn nước lớn hoặc gây đau, bác sĩ có thể quyết định làm bể mụn nước dưới điều kiện vô trùng.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh mụn nước?

Để làm giảm các cơn đau liên quan đến mụn nước, hãy dẫn lưu dịch mà đồng thời để lại lớp phía trên da nguyên vẹn. Dưới đây là là một số biện pháp bạn có thể áp dụng:

Rửa tay và mụn nước bằng xà phòng và nước ấm; Rửa mụn nước bằng i-ốt; Khử trùng cây kim bằng rượu, sử dụng kim để đâm mụn nước. Hãy nhắm vào một số điểm gần rìa của mụn nước để thoát dịch và để làn da ở nguyên vị trí ban đầu; Thoa thuốc mỡ (Vaseline®, Plastibase®, các biệt dược khác) vào mụn nước và đắp một miếng gạc lên đó nhưng không dán băng. Nếu có dấu hiệu phát ban, bạn hãy ngừng sử dụng thuốc mỡ; Thay quần áo mỗi ngày. Thoa thêm thuốc mỡ và băng lại.

Để ngăn chặn ma sát các mụn nước trên đôi chân, bạn nên mang giày dép phù hợp và vớ tạo độ ẩm. Bạn hãy thử các vớ, giày dép và đế giày khác nhau được thiết kế đặc biệt để giúp làm giảm mụn nước. Bạn cũng có thể thử gắn vải bông vào bên trong giày đẻ tránh bị chà sát hoặc rắc bột talc bên trong vớ. Đeo găng tay có thể giúp ngăn ngừa mụn nước trên lòng bàn tay.

Trên đây là một số thông tin về bệnh Mụn nước, khi thấy những triệu chứng và dấu hiệu như trên, eLib.VN khuyến khích các bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời!

Ngày:29/09/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM