Bệnh viêm da dị ứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm da dị ứng là một tình trạng bệnh lý thường gặp của da. Đây là bệnh mãn tính và có xu hướng bùng phát rồi tự khỏi sau một khoảng thời gian. Viêm da dị ứng làm cho da trở nên nóng, ngứa, khô và tróc vảy. Mảng da khô xuất hiện ở vùng da đầu, trán và mặt. Mức độ của bệnh biến đổi từ nặng đến nhẹ. Dưới đây là bài viết chi tiết về bệnh, mời các bạn tham khảo!

Bệnh viêm da dị ứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Viêm da dị ứng là một tình trạng bệnh lý thường gặp của da. Đây là bệnh mãn tính và có xu hướng bùng phát rồi tự khỏi sau một khoảng thời gian. Viêm da dị ứng làm cho da trở nên nóng, ngứa, khô và tróc vảy. Mảng da khô xuất hiện ở vùng da đầu, trán và mặt. Mức độ của bệnh biến đổi từ nặng đến nhẹ.

Khi bạn mắc viêm da dị ứng, bạn có thể đồng thời bị một bệnh lý khác như hen hoặc viêm mũi dị ứng. Bệnh có thể làm bạn ngứa rất nhiều, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày. Hãy tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ để ngăn tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn.

2. Triệu chứng thường gặp

Mỗi loại viêm da có thể trông hơi khác nhau một chút và có xu hướng xảy ra ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Các loại viêm da thường gặp nhất bao gồm:

  • Bệnh viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng (Eczema − chàm). Ở trẻ em, bệnh thường xuất hiện với các vết mẩn đỏ, ngứa ở vùng da tại các vị trí hay co duỗi như bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối và phía trước cổ. Bệnh này rất dễ tái phát.
  • Viêm da tiếp xúc. Bệnh nhân có dấu hiệu phát ban trên các vùng cơ thể thường xuyên tiếp xúc với các chất gây kích ứng da hoặc gây ra phản ứng dị ứng, ví dụ như thuốc độc, xà phòng hoặc một số loại tinh dầu. Các vết phát ban da đỏ có thể nóng, có nọc hoặc ngứa hay phồng to lên.
  • Viêm da tiết bã. Tình trạng này gây ra những mảng vảy cứng, da đỏ và khiến da đầu có gàu. Viêm da tiết bã thường xuất hiện ở các vùng da dầu trên cơ thể như vùng ngực và lưng.

Viêm da dị ứng có thể có biểu hiện khác nhau ở trẻ sơ sinh, trẻ lớn hơn hay người lớn. Những triệu chứng này bao gồm:

  • Ngứa nhiều vào buổi tối ;
  • Mảng da màu đỏ hay màu xám nâu ở tay, chân, mắt cá, cổ tay, cổ, ngực, mí mắt, bên trong vùng khuỷu tay hay đầu gối ;
  • Nổi sẩn nhỏ;
  • Da dày, khô và tróc vảy;
  • Da sần, nhạy cảm và sưng lên do cào gãi.

Đối với trẻ sơ sinh, triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sớm, vào khoảng từ 2 đến 3 tháng tuổi. Vùng da khô thường xuất hiện trên mặt, da đầu và có thể gây ra chứng mất ngủ ở trẻ. Trẻ có thể chà xát vào giường, thảm hay những vật dụng xung quanh để giảm ngứa. Việc này rất dễ gây ra nhiễm trùng da.

Một nghiên cứu vào năm 2016 của các nhà nghiên cứu Kristiane A. Engebretsen, Peter Bager… đã cho thấy độ cứng của nước và mùa sinh của trẻ ảnh hưởng đến tỷ lệ xuất hiện bệnh về da này.

Khi viêm da dị ứng khởi phát ở 2 tuổi, trẻ thường xuyên bị phát ban trên nếp gấp của khuỷu tay hay gối. Vùng da này trở nên dày hơn do cào gãi.

Triệu chứng ở người lớn thì khác với trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn. Viêm da có thể bắt đầu xuất hiện trên cả cơ thể, làm da khô và tróc vảy. Người bệnh sẽ cảm thấy càng ngày càng ngứa và cơn ngứa sẽ diễn tiến tiếp tục mà không hề thuyên giảm.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần khám bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có những triệu chứng dưới đây:

  • Mất ngủ hoặc những sinh hoạt cá nhân hàng ngày gây ảnh hưởng đến bạn;
  • Đau vùng da bệnh;
  • Da bị nhiễm trùng: vệt đỏ, mủ hay vảy vàng;
  • Không thể tự chăm sóc bản thân;
  • Ảnh hưởng đến khả năng nhìn.

Nếu bạn thấy con bạn cũng có những triệu chứng như trên hay bị viêm da dị ứng, cần đưa bé đến bác sĩ.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng có một vài yếu tố có thể dẫn đến chàm. Những người bị dị ứng có thể bị chàm, ví dụ dị ứng thức ăn hay hen. Dị ứng là nguyên nhân thường gặp nhất của chàm nặng ở trẻ nhỏ.

Có một số yếu tố được biết gây ra viêm da dị ứng như:

  • Xà phòng;
  • Stress ;
  • Độ ẩm thấp;
  • Dị ứng theo mùa;
  • Tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa;
  • Thời tiết lạnh;
  • Thuốc nhuộm, duỗi tóc Nickel, một kim loại được tìm thấy trong đồ trang sức và khóa dây nịt;
  • Da (đặc biệt là các loại hóa chất tạo da);
  • Cao su;
  • Trái cây có múi, đặc biệt là phần vỏ;
  • Hương thơm xà phòng, dầu gội, dầu thơm, nước hoa và mỹ phẩm ;
  • Một số loại thuốc đặc trị sử dụng trên da.

Thông thường, bạn sẽ không bị phát ban dị ứng ngay lần đầu tiên tiếp xúc, nhưng dần dần da bạn trở nên nhạy cảm hơn. Lần tiếp theo có thể da bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng phát ban.

4. Nguy cơ mắc phải

Viêm da dị ứng khá phổ biến và trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng. Bệnh này có thể xuất hiện trước 5 tuổi và tiếp tục cho đến khi trưởng thành.

Đối với một số trẻ, viêm da dị ứng có thể cải thiện và biến mất. Bệnh thường gặp ở những người có người thân bị chàm, viêm mũi dị ứng hay hen.

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra viêm da như:

  • Tuổi tác: Bệnh viêm da dị ứng thường xảy ra nhiều hơn ở trẻ em;
  • Dị ứng và hen: Những người có tiền sử gia đình hoặc cá nhân bị bệnh chàm, dị ứng, sốt hoặc hen suyễn có nhiều khả năng bị bệnh hơn
  • Nghề nghiệp: Các công việc tiếp xúc với một số loại kim loại, dung môi hoặc chất tẩy rửa làm tăng nguy cơ bị viêm da tiếp xúc;
  • Tình trạng sức khỏe: Bạn có thể có nguy cơ bị viêm da tiết bã nếu bạn mắc một trong số các bệnh như suy tim sung huyết, bệnh Parkinson hay HIV. Nếu bạn làm trong ngành y tế, bạn có thể khả năng bị chàm ở tay do tiếp xúc với vật phẩm y tế.

Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em gồm có:

  • Sống tại thành thị, các nước phát triển;
  • Đi nhà trẻ ;
  • Mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

5. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh?

Chẩn đoán bệnh viêm da dị ứng khá đơn giản. Bác sĩ hay chuyên gia da liễu có thể chẩn đoán dựa trên quan sát da của bạn. Họ sẽ kiểm tra xem da bạn có đau khi chạm vào hay không hoặc kiểm tra mắt của bạn có bị tổn thương hay không. Xét nghiệm thường sẽ không giúp xác định bệnh. Bác sĩ có thể sẽ xét nghiệm 1 mẫu da để loại trừ tình trạng nhiễm trùng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm da dị ứng?

Không có phương pháp điều trị bệnh viêm da dị ứng một cách triệt để nhưng có thể điều trị để làm giảm các triệu chứng. Mục tiêu của điều trị bao gồm:

  • Ngăn cho bệnh diễn tiến xấu đi hoặc bùng phát bệnh ;
  • Giảm đau, giảm ngứa;
  • Giảm cảm giác khó chịu hay yếu tố nguy cơ gây ra ;
  • Ngăn nhiễm trùng;
  • Giúp da không bị dày lên.

Điều trị bệnh viêm da dị ứng là sự phối hợp giữa việc dùng thuốc, chăm sóc da và thay đổi lối sống. Thuốc gồm có kem giảm ngứa, viêm và bảo vệ da. Những loại thuốc này có chứa corticoid, tacrolimus (protopicâ), pimecrolimus (elidelâ) và thuốc mỡ kháng sinh. Đối với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể kê thuốc uống giảm ngứa, corticoid đường uống hay đường tiêm để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Thuốc bao gồm: prednisone, diphenhydramine, cetirizine (zyrtecâ) và hydroxyzine (ataraxâ).

Những phương pháp điều trị khác gồm có:

  • Gạc ướt: che các khu vực bị nhiễm trùng với corticoid và gạc ướt ;
  • Sử dụng chất làm mềm da và dưỡng ẩm hàng ngày cho vùng da khô ;
  • Bôi corticoid để làm giảm sưng tấy, đỏ và ngứa trong quá trình bệnh ;
  • Liệu pháp ánh sáng hay chiếu đèn sử dụng tia cực tím A nhân tạo hay B để điều trị.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Tránh tiếp xúc yếu tố khởi phát: Bạn nên liệt kê tất cả những thứ dễ gây ra dị ứng mà bạn biết như thức ăn hay chất tẩy rửa, xà phòng.

Giữ ẩm cho da: Bạn nên dưỡng ẩm cho da ít nhất 2 lần 1 ngày. Nên dùng kem dưỡng lúc vừa tắm xong, lúc đó da của bạn vẫn còn độ ẩm. Nếu da đã khô, bạn có thể cân nhắc việc dùng dầu hay kem bôi trơn.

Tránh trầy xước: Việc cào gãi chỉ khiến cho da ngày càng tệ hơn. Bạn có thể hạn chế việc này bằng cách bôi chất chống ngứa. Sau đó bạn cần cắt móng tay và đeo găng khi đi ngủ.

Băng ép giữ cho da mát và ẩm: Che phủ vùng bị chàm với băng, băng giúp bảo vệ da và tránh cào gãi.

Tắm bằng nước ấm: Bạn có thể tắm bằng nước có pha baking soda hay yến mạch chưa nấu chín hoặc chất keo bột yến mạch. Sau đó, tắm lại bằng xà phòng trong 10-15 phút trước khi lau khô da và sử dụng thuốc xức ngoài da, kem dưỡng ẩm hay cả hai (sử dụng thuốc trước).

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Viêm da dị ứng, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM