Trầy xước - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Trầy xước là một loại vết thương hở do da cọ xát trên bề mặt thô ráp, có thể gây đau vì đôi khi chúng để lộ nhiều đầu dây thần kinh của da. Để hiểu rõ hơn về hội chứng này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Trầy xước - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Trầy xước là một loại vết thương hở do da cọ xát trên bề mặt thô ráp, có thể được gọi là bong tróc hoặc xước da. Khi trầy xước do da trượt trên mặt đất cứng, nó có thể được gọi là trầy xước trên đường.

Các vết trầy xước có thể gây đau đớn, vì đôi khi chúng để lộ nhiều đầu dây thần kinh của da. Tuy nhiên, chúng thường không gây chảy máu nhiều. Hầu hết các vết trầy xước có thể được điều trị tại nhà.

Các vết trầy xước thường không nghiêm trọng như vết thương rạch hoặc cắt. Những vết cắt thường ảnh hưởng đến lớp da sâu hơn, có thể gây chảy máu dữ dội và cần được điều trị tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế.

Trầy xước là thương tích rất phổ biến, có thể từ nhẹ đến nặng. Các vết trầy xước có nhiều khả năng xảy ra nhất ở:

Khuỷu tay Đầu gối Cẳng chân Mắt cá Phần trên các chi

2. Triệu chứng

Các vết trầy xước có thể dao động từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng phụ thuộc vào loại trầy xước:

Trầy xước cấp độ 1. Trầy xước mức độ 1 liên quan đến tổn thương bề ngoài lớp biểu bì. Lớp biểu bì là lớp da đầu tiên hoặc lớp nông nhất. Trầy xước mức độ 1 thường nhẹ, không gây chảy máu. Trầy xước cấp độ 1 đôi khi được gọi là bong tróc hoặc xước da.

Trầy xước cấp độ 2. Trầy xước cấp độ 2 dẫn đến tổn thương lớp biểu bì cũng như lớp hạ bì. Lớp hạ bì là lớp thứ hai của da, nằm ngay dưới lớp biểu bì. Trầy xước cấp độ 2 có thể gây chảy máu nhẹ.

Trầy xước cấp độ 3. Trầy xước cấp độ 3 là tình trạng mài mòn nghiêm trọng, còn được gọi là vết thương thủng. Loại trầy xước này liên quan đến ma sát và rách lớp mô sâu hơn lớp hạ bì. Rách da có thể gây chảy máu nặng nề và cần được chăm sóc y tế tích cực hơn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

Chảy máu không dừng lại sau ít nhất 5 phút cầm máu Chảy máu nặng hoặc rất nhiều Một tai nạn hoặc chấn thương mạnh gây ra vết thương

Đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ vết thương bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng không được điều trị có thể lây lan và dẫn đến các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn nhiều.

Bác sĩ có thể làm sạch và băng vết thương. Họ cũng có thể kê toa thuốc kháng sinh dạng uống hoặc bôi để điều trị nhiễm trùng. Trong trường hợp nặng, bạn có thể cần đến phẫu thuật cắt bỏ da và vùng lân cận.

3. Nguyên nhân

Trầy xước xảy ra khi da tiếp xúc với bất kỳ bề mặt thô ráp hoặc nháp. Bạn cũng có thể bị trầy xước khi đang chạy và ngã hoặc một vật đang di chuyển va chạm vào bạn.

4. Chẩn đoán và điều trị

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán trầy xước?

Trầy xước có thể được chẩn đoán bằng khám thực thể.

Những phương pháp nào dùng để điều trị trầy xước?

Cách chữa trầy xước thông thường bao gồm làm sạch vết thương bằng xà bông dịu nhẹ với nước hoặc rửa nước khử trùng nhẹ, sau đó dùng thuốc bôi vết thương trầy xước như thuốc mỡ kháng sinh và băng gạc khô.

Đối với tình trạng trầy xước nghiêm trọng, bạn cần được bác sĩ khám và làm sạch vết thương. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sơ cứu trước khi đến gặp bác sĩ. Đầu tiên, do vết trầy xước dễ bị nhiễm trùng, bạn nên vệ sinh khu vực này kỹ lưỡng, loại bỏ bụi bẩn và mảnh vụn. Lý tưởng nhất, bạn nên sát khuẩn vùng bị trầy xước bằng dung dịch sát khuẩn như natri clorua 0,9%. Nếu cần thiết, sử dụng một miếng gạc sạch băng lên khu vực trầy xước. Không đè mạnh, vì điều này có thể gây tổn thương mô nhiều hơn.

Sau khi khu vực này được làm sạch, sử dụng một băng bán thấm để che vết thương và dán băng dính vào phần da khô, khỏe mạnh. Nên thay băng vài ngày một lần. Giữ vết thương ẩm cho đến khi vết thương lành lại. Một môi trường ẩm thúc đẩy chữa bệnh, cải thiện sự hình thành mô và bảo vệ khu vực khỏi nhiễm trùng và sẹo.

Sau khi bị trầy xước, bạn nên tiêm phòng uốn ván nếu không chắc chắn mình đã tiêm phòng uốn ván hoặc thời gian tiêm phòng lần cuối quá lâu. Uốn ván là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, trong đó các cơ bị co thắt tự phát. Các bào tử của vi khuẩn sản xuất độc tố uốn ván có mặt trong môi trường tự nhiên, vì vậy bất kỳ bụi bẩn hoặc mảnh vụn nào dính vào phần da bị rách như trầy xước đều có nguy cơ phát triển uốn ván.

Khi vết thương được chữa lành, bạn hãy ngừng sử dụng thuốc kháng sinh bôi và thay bằng kem dưỡng ẩm để giữ cho làn da mềm mại.

5. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với trầy xước:

Điều trị vết thương ngay lập tức để giảm nguy cơ sẹo. Đảm bảo giữ sạch vết thương. Tránh cậy hay chọc vào khu vực bị ảnh hưởng khi vết thương đang lành.

Nhận thức về mức độ nghiêm trọng của vết thương và chăm sóc thích hợp có thể giúp ngăn ngừa sẹo, nhiễm trùng và tổn thương thêm.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến trầy xước, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:09/09/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM