Hội chứng đau đầu chùm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Đau đầu chùm là đau một bên đầu, thường cảm thấy đau xung quanh vùng mắt. Mức độ đau của bệnh rất nghiêm trọng, là một trong những loại nhức đầu gây đau đớn nhất. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Phương pháp điều trị nào là hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây, mời các bạn tham khảo!

Hội chứng đau đầu chùm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Đau đầu chùm là bệnh gì?

Đau đầu chùm là đau một bên đầu, thường cảm thấy đau xung quanh vùng mắt. Mức độ đau của bệnh rất nghiêm trọng, là một trong những loại nhức đầu gây đau đớn nhất. Đau đầu chùm thường có các cơn tái phát trong vài tuần (điển hình là 4-12 tuần), sau đó là giai đoạn thuyên giảm khi đau đầu dừng lại.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau đầu chùm?

Các triệu chứng thường gặp của bệnh đau đầu chùm là:

Đau. Triệu chứng đau rất nghiêm trọng và thường được mô tả như là một cảm giác đau chói, đâm xuyên, rát bỏng một bên  đầu. Đau thường khu trú phía trong hoặc xung quanh một mắt, nhưng có thể lan sang các vùng khác trên mặt, đầu, cổ và vai của bạn. Đau đầu chùm bắt đầu đột ngột và không có dấu hiệu cảnh báo. Cảm giác khó chịu, bồn chồn trong suốt thời gian đau Mắt đỏ và chảy nước mắt Tắc mũi hoặc chảy nước mũi cùng bên đau Đổ mồ hôi mặt Da mặt tái nhợt hoặc đỏ bừng Mí mắt rũ xuống hoặc phù nề

Các đợt đau đầu chùm xen kẽ bởi một hoặc nhiều tháng thuyên giảm, xuất hiện thành chuỗi hay theo chu kỳ. Bệnh đau đầu chùm mạn tính có thể kéo dài trên một năm hoặc có những đợt bệnh nhân hết đau đầu hoàn toàn gần cả tháng. Trong suốt một đợt đau đầu, cơn đau thường xuất hiện mỗi ngày, có khi vài lần một ngày và xảy ra vào cùng một thời điểm trong ngày. Một cơn đau có thể kéo dài 15 phút đến 3 tiếng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh đau đầu chùm?

Nguyên nhân cụ thể của bệnh đau đầu chùm chưa được rõ, nhưng các hình thái đau đầu chùm cho thấy có những bất thường trong đồng hồ sinh học của cơ thể. Nhiều bệnh nhân bị cơn nhức đầu trong khi ngủ. Một số yếu tố khởi phát cơn đau như rượu, nitroglycerin. Các yếu tố nội tiết hoặc kinh nguyệt dường như không gây ra đau đầu chùm.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh đau đầu chùm?

Bệnh đau đầu chùm ít gặp. Nó có thể được khống chế bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Đau đầu chùm thường gặp ở nam giới và có xu hướng phát triển ở người trên 20 tuổi. Hãy thảo luận với bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau đầu chùm?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhức đầu chùm, chẳng hạn như:

Giới tính. Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh này gấp từ 2-4 lần so với nữ giới Tuổi. Đa số những người mắc bệnh đau đầu chùm đều từ trên 20 tuổi, mặc dù tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Sử dụng rượu. Rượu có thể khởi phát cơn đau nếu bạn có nguy cơ bị bệnh này. Rất nhiều bệnh nhân phải tránh rượu trong thời gian bị đau đầu. Bệnh sử gia đình. Có bố mẹ hay thành viên trong gia đình mắc bệnh đau đầu chùm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đau đầu chùm?

Bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử và tính chất của cơn đau đầu, sau đó khám tổng quát.

Các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được khuyến cáo để loại trừ các nguyên nhân nghiêm trọng khác cũng gây đau đầu  như khối u hoặc phình mạch. Trong một số trường hợp, khám mắt là cần thiết để loại trừ các bệnh về mắt có các triệu chứng tương tự.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh  đâu đầu chùm?

Việc điều trị đau đầu chùm có thể được chia thành hai loại: giảm đau đầu cấp và phòng ngừa đau đầu trong tương lai.

Điều trị cấp tính:

Oxy. Mặt nạ dưỡng khí cung cấp oxy cho thấy tác dụng ngay với đa số bệnh nhân. Nhìn chung, oxy an toàn và không có phản ứng phụ. Triptan. Tiêm Sumatriptan  thường được sử dụng để điều trị đau nửa đầu (migraine) cũng là cách điều trị hiệu quả cho đau đầu chùm cấp tính. Sumatriptan chống chỉ định ở bệnh nhân bị bệnh tim hoặc cao huyết áp không được điều trị. Một loại thuốc dòng triptan khác (zolmitriptan) có thể dùng ở dạng xịt mũi hoặc dạng viên để giảm đau đầu chùm. Thuốc gây tê cục bộ. Lénocaine đặt trong mũi đã được đề xuất như một phương pháp điều trị, nhưng bạn phải đặt đúng phương pháp. Dihydroergotamine. Dạng tiêm dihydroergotamine có thể là thuốc giảm đau hiệu quả cho một số bệnh nhân bị đau đầu chùm. Việc điều trị này không được sử dụng nếu bệnh nhân đã dùng sumatriptan trong 24 giờ trước đó.

Điều trị dự phòng:

Thuốc ức chế canxi. Verapamil® thường là lựa chọn đầu tiên để ngăn ngừa đau đầu chùm. Corticosteroid. Corticosteroid có thể cực kỳ hiệu quả để giảm chu kỳ nhức đầu. Chúng có thể được sử dụng không thường xuyên và sử dụng ngắn hạn. Lithium carbonate. Lithium carbonate có thể có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhức đầu chùm mạn tính nếu các thuốc khác không có tác dụng phòng ngừa đau đầu chùm.

Melatonin. Melatonin có thể làm giảm tần số đau đầu chùm.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhức đầu?

Lối sống và các biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với bệnh đau đầu chùm:

Đi ngủ đúng giờ, theo một thời gian biểu nhất định. Các chu kỳ đau có thể bắt đầu khi bạn thay đổi giờ ngủ bình thường của mình, vì vậy bạn nên giữ thói quen ngủ thông thường trong khoảng thời gian chu kỳ bệnh. Ngừng uống rượu. Việc tiêu thụ rượu có thể gây ra nhức đầu trong khoảng thời gian chu kỳ bệnh đau đầu chùm.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh đau đầu chùm, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:10/10/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM