Hội chứng Sudeck - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng Sudeck là tình trạng gồm một nhóm các triệu chứng điển hình, bao gồm đau (thường là "rát bỏng"), nhạy cảm và sưng một chi đi kèm với các mức độ khác nhau của đổ mồ hôi, nóng và/hoặc lạnh, đỏ bừng, da đổi màu và sáng bóng. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo!

Hội chứng Sudeck - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Hội chứng Sudeck (loạn dưỡng giao cảm phản xạ) là gì?

Hội chứng Sudeck là tình trạng gồm một nhóm các triệu chứng điển hình, bao gồm đau (thường là “rát bỏng”), nhạy cảm và sưng một chi đi kèm với các mức độ khác nhau của đổ mồ hôi, nóng và/hoặc lạnh, đỏ bừng, da đổi màu và sáng bóng. Hội chứng Sudeck còn được gọi là “hội chứng đau vùng phức tạp”, “hội chứng vai tay”, “đau rát dị cảm” và “chứng teo Sudeck”.

Mức độ phổ biến của hội chứng Sudeck

Hội chứng Sudeck là bệnh hiếm gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất trong độ tuổi từ 40 đến 60. Bệnh xảy ra thường xuyên ở nữ giới hơn nam giới, ở trẻ em và thanh niên. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng hội chứng Sudeck (loạn dưỡng giao cảm phản xạ) là gì?

Sự khởi đầu của các triệu chứng hội chứng Sudeck có thể diễn ra nhanh chóng hoặc dần dần. Hơn một nửa số người bị hội chứng Sudeck có thể có dấu hiệu song phương (liên quan đến cả hai bên của cơ thể). Một số giai đoạn của hội chứng Sudeck với các triệu chứng bao gồm:

Giai đoạn cấp tính (3-6 tháng): rát, đỏ bừng, tái nhợt, đổ mồ hôi, sưng, đau và nhạy cảm. Giai đoạn này có thể cho thấy những thay đổi sớm của loãng xương trên phim chụp X-quang. Giai đoạn loạn dưỡng (3-6 tháng): những thay đổi ban đầu trên da như da sáng bóng, dày và co thắt với đau dai dẳng, nhưng sưng và đỏ bừng giảm. Giai đoạn teo (có thể tồn tại lâu dài): mất chuyển động và chức năng của bàn tay hoặc bàn chân có liên quan đến co thắt (bị cong vẹo do quá trình sẹo hóa), làm mỏng các lớp mỡ dưới da. Chụp X-quang có thể cho thấy tình trạng loãng xương nghiêm trọng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng Sudeck (loạn dưỡng giao cảm phản xạ)?

Các bác sĩ cho rằng cơn đau của hội chứng Sudeck gây ra là do các vấn đề trong hệ thống thần kinh giao cảm. Hệ thống thần kinh giao cảm kiểm soát dòng chuyển động của máu giúp điều chỉnh nhịp tim và huyết áp.

Khi bạn bị thương, hệ thống thần kinh giao cảm ra lệnh các mạch máu co hẹp lại, do đó bạn không bị mất quá nhiều máu tại chỗ bị thương. Sau đó, hệ thống ra lệnh mạch máu giãn ra lại để máu có thể đến được mô bị tổn thương và chữa trị nó.

Khi bạn mắc hội chứng Sudeck, hệ thống thần kinh giao cảm nhận được tín hiệu hỗn hợp. Nó bật sau một chấn thương, nhưng không quay trở lại. Điều này gây đau đớn rất nhiều và sưng tại chỗ chấn thương.

Đôi khi, bạn có thể cảm nhận hội chứng Sudeck ngay cả khi bạn không bị thương, nhưng đây là trường hợp hiếm gặp.

4. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng Sudeck?

Thông thường, các bác sĩ ban đầu không biết cơn đau của bạn là do hội chứng Sudeck. Khi cơn đau không biến mất hoặc nặng hơn so với loại chấn thương xảy ra, nó có thể là dấu hiệu đầu tiên của hội chứng Sudeck.

Không có xét nghiệm đơn lẻ nào có thể cho bác sĩ biết bạn có mắc hội chứng Sudeck hay không. Thay vào đó, bác sĩ sẽ dựa vào khám thực thể và thu thập bệnh án. Ngoài ra, một vài xét nghiệm có thể cung cấp manh mối để xem bạn có dấu hiệu nào của tình trạng này hay không, bao gồm:

Chụp xương. Xét nghiệm này có thể phát hiện các dấu hiệu bào mòn các đầu xương hoặc các vấn đề với lưu lượng máu. Chụp MRI. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp MRI để quan sát bên trong cơ thể, đặc biệt là các mô để tìm những thay đổi đáng chú ý. Kiểm tra mồ hôi. Xét nghiệm này có thể cho bác sĩ biết nếu tình trạng đổ mồ hôi nhiều hơn ở một bên cơ thể so với bên kia. Kiểm tra nhiệt độ. Loại kiểm tra hệ thống thần kinh giao cảm này nhằm kiểm tra nhiệt độ hoặc lưu lượng máu ở vị trí chấn thương so với các phần khác của cơ thể. Chụp X-quang thường được yêu cầu nếu hội chứng ở giai đoạn sau, nhằm xác định tình trạng mất khoáng chất trong xương.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng Sudeck?

Phát hiện sớm bệnh là chìa khóa trong điều trị hội chứng Sudeck. Phát hiện bệnh càng sớm, điều trị càng hiệu quả. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh không đáp ứng với điều trị. Hội chứng Sudeck không có cách chữa trị, nhưng các triệu chứng có thể được cải thiện.

Một số loại thuốc mà bác sĩ có thể đề nghị bao gồm:

  • Các loại kem gây tê như lidocaine ;
  • Thuốc chống trầm cảm ;
  • Thuốc chống viêm không steroid, được gọi là NSAIDs;
  • Thuốc chống co giật có thể giúp điều trị đau Corticosteroid như methylprednisolone (Medrol) hoặc prednisolone (AsmalPred Plus) để điều trị sưng;
  • Thuốc xịt mũi chống mất xương;
  • Thuốc tiêm chặn dây thần kinh ;
  • Thuốc giảm đau như oxycodone (OxyContin), morphine (Avinza), hydrocodone (Hysingla ER) và fentanyl (Sublimaze) ;
  • Các thuốc không cần toa như aspirin, ibuprofen hay naproxen để giảm đau.

Các cách khác để điều trị triệu chứng bao gồm:

  • Đặt các điện cực trên tủy sống và gây ra các cú sốc điện nhỏ để giảm đau ;
  • Vật lý trị liệu giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn và giảm đau ;
  • Liệu pháp tâm lý có thể dạy cho bạn các phương pháp thư giãn;
  • Nẹp đỡ giúp giảm đau tay.

Nếu cơn đau không hết, ngay cả sau khi điều trị, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt dây thần kinh giao cảm. Trong quá trình này, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ một số dây thần kinh nhất định xung quanh các mạch máu để giúp cải thiện lưu lượng máu.

5. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hội chứng Sudeck?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với hội chứng loạn dưỡng thần kinh giao cảm phản xạ:

Chườm mát và ẩm ở các khu vực bị ảnh hưởng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng nóng rát. Tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa các cơn co thắt.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về hội chứng Sudeck sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM