Hội chứng Tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng Tay còn được gọi là chứng loạn dưỡng lông là một tình trạng bệnh lý di truyền, trong đó các cá nhân bị ảnh hưởng có lông cực kỳ giòn cùng với vóc người thấp bé, khuyết tật trí tuệ và các vấn đề về sinh sản. Vậy triệu chứng và nguyên nhân của bệnh lý này là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Hội chứng Tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Hội chứng Tay là gì?

Hội chứng Tay, còn được gọi là chứng loạn dưỡng lông, là một tình trạng bệnh lý di truyền, trong đó các cá nhân bị ảnh hưởng có lông cực kỳ giòn cùng với vóc người thấp bé, khuyết tật trí tuệ và các vấn đề về sinh sản.

Mức độ phổ biến của hội chứng Tay

Hội chứng Tay rất hiếm gặp. Tỷ lệ chính xác của tình trạng này không được biết đến. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Tay là gì?

Các triệu chứng phổ biến của hội chứng Tay là:

  • Lông giòn được quan sát thấy ngay khi trẻ sinh ra;
  • Vảy trên da ở các khu vực khác nhau trên cơ thể;
  • Suy giảm trí tuệ ;
  • Tầm vóc ngắn;
  • Cực nhạy cảm với ánh sáng. Khi nhạy cảm ánh sáng xuất hiện hội chứng này được gọi là hội chứng PIBIDS; không nhạy cảm ánh sáng được gọi là hội chứng IBIDS;
  • Móng tay ngắn, nhọn và yếu một cách bất thường;
  • Tai nhô ra;
  • Mũi khoằm;
  • Co giật, run, co thắt cơ bắp không hợp lý ;
  • Tinh hoàn lạc chỗ ở nam giới và các cơ quan sinh dục ngoài ở nữ giới;
  • Xương và răng bất thường.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng Tay?

Trong các trường hợp mắc hội chứng Tay, các gen chịu trách nhiệm sửa chữa các tổn thương của ADN bị khiếm khuyết.

Hội chứng Tay là một bệnh di truyền với mô hình nhiễm sắc thể thường mang đặc tính lặn, có nghĩa trẻ phát triển hội chứng Tay cần hai bản sao của gen bị lỗi từ cả bố và mẹ. Nếu trẻ nhận được một gen bình thường từ một người và một gen lỗi từ người kia thì trẻ trở thành người chuyên chở gen bệnh của tình trạng này.

Cơ hội của một cặp vợ chồng cùng mang gen khiếm khuyết sẽ truyền tình trạng này cho con là khoảng 50%.

4. Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng Tay?

Vui lòng tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng Tay?

Giáo dục đặc biệt có thể được yêu cầu để giải quyết các vấn đề chậm phát triển và thiểu năng trí tuệ.

Các chất làm mềm da được bác sĩ khuyên dùng để điều trị vảy trên da và các bất thường về da khác liên quan đến hội chứng Tay. Các sản phẩm điều trị da được khuyến cáo nhiều nhất cho tình trạng da gây ra bởi hội chứng Tay là những sản phẩm có chứa axit alpha-hydroxy.

Các bất thường của hệ thống thần kinh với các cơn động kinh có thể được kiểm soát với thuốc chống co giật. Kháng sinh có thể được dùng để điều trị các đợt nhiễm trùng thường xuyên liên quan với hội chứng Tay.Vậy triệu chứng và nguyên nhân của bệnh lý này là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

5. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hội chứng Tay?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với hội chứng Tay:

Những người có hội chứng Tay mà rất mẫn cảm với ánh nắng mặt trời nên tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời càng nhiều càng tốt. Các sản phẩm làm mềm da cần phải được sử dụng ngay lập tức sau khi tắm, khi da vẫn còn ẩm, sẽ cho hiệu quả tốt nhất.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về hội chứng Tay sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM