Xét nghiệm cytokine - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết

Cytokine là một nhóm các protein đa chức năng, cytokine được sản xuất bởi các tế bào miễn dịch để giao tiếp và vận hành cơ chế đáp ứng miễn dịch. Vậy xét nghiệm cytokine dùng để làm gì? Kết quả xét nghiệm có ý nghĩa như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Xét nghiệm cytokine - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm cytokine

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

1. Tìm hiểu chung

Xét nghiệm cytokine là gì?

Cytokine là một nhóm các protein đa chức năng. Nhìn chung, cytokine được sản xuất bởi các tế bào miễn dịch để giao tiếp và vận hành cơ chế đáp ứng miễn dịch. Hệ miễn dịch có rất nhiều tế bào khác nhau cùng hoạt động để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, viêm nhiễm hoặc khối u. Các cytokine được tạo ra bởi nhiều loại tế bào khác nhau, bao gồm tế bào lympho (T và B), bạch cầu đơn nhân (monocyte), bạch cầu ưa acid (eosinophil). Có các loại cytokine như interleukin (các cytokine tạo ra bởi bạch cầu), interferon hay yếu tố tăng trưởng (growth factors).

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm cytokine?

Hiện tại, xét nghiệm định lượng và định tính cytokine chủ yếu được sử dụng trong các nghiên cứu. Đối với thực hành lâm sàng, xét nghiệm cytokine có thể có những lợi ích sau:

  • Đo lường tiến triển bệnh AIDS. Đo lường sự tiến triển của các bệnh viêm (như viêm khớp dạng thấp và các bệnh tự miễn dịch khác);
  • Xét nghiệm cytokine như chất chỉ điểm khối u (tumor marker) (như ung thư vú, u hạch bạch huyết, và bệnh bạch cầu);
  • Xác định nguy cơ bệnh tật (như nguy cơ phát triển Kaposi sarcoma ở bệnh nhân AIDS) ;
  • Xác định phương pháp trị bệnh (như có lợi ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp giúp trong quá trình điều trị bằng cytokine) ;
  • Xác định chức năng và đáp ứng miễn dịch. Theo dõi bệnh nhân điều trị cytokine hoặc kháng cytokine.

Thông thường, xét nghiệm cytokine sẽ được tiến hành trên huyết thanh. Tuy nhiên, dịch khớp cũng thường được xét nghiệm để đánh giá bệnh nhân viêm khớp. Tương tự, nếu nghi ngờ viêm não hay viêm màng não, bác sĩ có thể chọc dịch não tủy để lấy làm mẫu xét nghiệm.

2. Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm cytokine?

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bao gồm:

Tế bào vẫn có thể sản xuất ra cytokine sau khi thu thập mẫu xét nghiệm. Tốt nhất nên đông lạnh mẫu. Cytokine có thể bị giảm đi trong các bình chứa mẫu xét nghiệm. Cytokine này có thể kích thích hoặc ức chế các cytokine khác khi ở trong bình chứa mẫu xét nghiệm.

Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

3. Quy trình thực hiện

Bạn nên làm gì trước khi thực hiện xét nghiệm cytokine?

Bạn sẽ được bác sĩ giải thích quy trình thực hiện xét nghiệm cytokine.

Bạn không cần kiêng ăn uống trước khi tiến hành xét nghiệm.

Quy trình thực hiện xét nghiệm cytokine là gì?

Bác sĩ lấy mẫu máu tĩnh mạch vào ống có nắp đỏ.

Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:

Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông. Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn. Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết. Gắn một cái ống để máu chảy ra. Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu. Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm. Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.

Thông thường, mẫu xét nghiệm sẽ được đưa tới thêm một phòng xét nghiệm kiểm chuẩn khác.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm cytokine?

Bạn nên băng và ép chỗ lấy máu để giúp cầm máu.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

4. Kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả bình thường: khác nhau tùy theo phòng xét nghiệm và kỹ thuật.

Kết quả bất thường:

Bệnh lý gây viêm; AIDS; Các loại u ác tính.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về Xét nghiệm cytokine, sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:18/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM