Bệnh dậy thì sớm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Thời gian bắt đầu dậy thì ở mỗi người không giống nhau. Tuổi dậy ở các bé gái thường trong độ tuổi từ 10 và 14, trong khi ở các bé trai là trong khoảng 12 và 16 tuổi. Ngày nay, nữ giới thường bắt đầu dậy thì sớm hơn trước. Vậy nguyên nhân của dậy thì sớm là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa tình trạng này hiệu quả? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bệnh dậy thì sớm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Dậy thì là tình trạng gì?

Dậy thì là giai đoạn phát triển của các bé để trưởng thành về mặt tình dục. Dậy thì liên quan đến nhiều biến đổi về tâm sinh lý trong cơ thể, làm hoàn thiện khả năng sinh sản và đặc điểm giới tính thứ cấp (dấu hiệu trưởng thành, chẳng hạn như sự tăng trưởng lông mu).

Thời gian bắt đầu dậy thì ở mỗi người không giống nhau. Tuổi dậy ở các bé gái thường trong độ tuổi từ 10 và 14, trong khi ở các bé trai là trong khoảng 12 và 16 tuổi. Ngày nay, nữ giới thường bắt đầu dậy thì sớm hơn trước. Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng môi trường và dinh dưỡng.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng dậy thì là gì?

Dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì ở bé gái thường là ngực bắt đầu phát triển. Đầu vú to ra và mềm, một bên vú bắt đầu phát triển trước một vài tháng so với bên còn lại. Lông mu bắt đầu phát triển cũng như lông trên chân và cánh tay.

Sau 1 năm hoặc khi bắt đầu dậy thì và trong vài năm tới, bé gái sẽ có những triệu chứng sau:

Vú tiếp tục phát triển và trở nên đầy đặn hơn; Kinh nguyệt lần đầu tiên trong khoảng hai năm sau khi bắt đầu tuổi dậy thì; Lông mu trở nên thô hơn và xoăn; Lông nách bắt đầu phát triển. Một số bé gái cũng có lông ở các bộ phận cơ thể khác, chẳng hạn như ria mép, điều này là hoàn toàn bình thường; Mồ hôi đổ nhiều; Nhiều bé gái thường bị mụn trứng cá – một bệnh da liễu khi trên mặt xuất hiện các loại mụn khác nhau bao gồm mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn mủ; Âm đạo bắt đầu tiết dịch màu trắng; Cơ thể phát triển mạnh mẽ. Từ lúc mới bắt đầu dậy thì, bé gái tăng trưởng 5-7,5 cm trong vòng một hoặc hai năm tiếp theo, sau đó đạt chiều cao trưởng thành; Cơ thể tăng cân và đó là điều rất bình thường, như thay đổi hình dáng cơ thể. Nữ giới thường có nhiều chất béo ở dọc trên cánh tay, đùi và trên lưng; hông phát triển tròn và vòng eo bị thu hẹp.

Sau khoảng 4 năm dậy thì, bé gái sẽ có những dấu hiệu sau:

Vú phát triển hoàn toàn; Lông mu có thể lan ra đùi trong; Bộ phận sinh dục phát triển đầy đủ; Ngừng phát triển chiều cao.

Dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì ở bé trai thường là tinh hoàn lớn hơn, bìu bắt đầu mỏng và đỏ lên. Lông mu cũng bắt đầu xuất hiện tại gốc dương vật.

Sau một năm hoặc khi tuổi dậy thì bắt đầu và trong vài năm tới, bé trai sẽ có các dấu hiệu sau:

Dương vật và tinh hoàn phát triển, bìu dần dần trở nên tối hơn; Lông mu trở nên dày hơn và xoăn; Lông nách bắt đầu phát triển; Bắt đầu đổ mồ hôi nhiều; Vú có thể tạm thời sưng nhẹ, điều này là bình thường và không giống tình trạng vú to ở đàn ông; Tình trạng xuất tinh không kiểm soát khi ngủ; Giọng “vỡ” và trầm hơn. Trong một thời gian, bé trai sẽ có sự thay đổi nhanh về giọng nói; Mụn trứng cá xuất hiện; Cơ thể tăng trưởng mạnh mẽ, chiều cao trung bình tăng 7-8cm một năm và cơ bắp phát triển hơn.

Sau khoảng bốn dậy thì, bé trai sẽ có các dấu hiệu sau:

Bộ phận sinh dục trưởng thành như người lớn và lông mu đã lan rộng đến bên trong đùi; Râu bắt đầu phát triển; Chiều cao phát triển chậm dần và ngừng phát triển hoàn toàn vào khoảng 16 tuổi (nhưng cơ bắp vẫn tiếp tục phát triển); Hầu hết nam giới sẽ hoàn toàn trưởng thành năm 18 tuổi.

Tuổi dậy thì có thể là khoảng thời gian khó khăn đối với trẻ. Chúng phải đối phó với những thay đổi trong cơ thể cũng như mụn trứng cá hay mùi cơ thể, đây là thời điểm để trẻ tự ý thức về bản thân.

Dậy thì cũng có thể là một thời gian thú vị, khi trẻ phát triển nhiều cảm xúc và cảm giác mới lạ. Tuy nhiên, những thay đổi cảm xúc đột ngột có thể gây ảnh hưởng tâm lý và tình cảm, chẳng hạn như:

Thay đổi tâm trạng không rõ nguyên nhân; Lòng tự trọng suy giảm; Hiếu chiến; Phiền muộn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu con bạn bắt đầu dậy thì quá sớm (dưới 8 tuổi) hoặc quá muộn (sau 14 tuổi), bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để loại bỏ các nguyên nhân liên quan đến bệnh.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng dậy thì?

Dậy thì là quá trình tự nhiên của cơ thể để trưởng thành về tình dục. Vùng dưới đồi não, tuyến tiết ra hormone gonadotropin-releasing (GnRH) làm bắt đầu quá trình dậy thì. GnRH kích thích tuyến yên, cơ quan nhỏ hình hạt đậu kết nối với đáy của vùng dưới đồi, để tạo ra hai hormone: hormone kích thích hoàng thể (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH). Hai hormone này giúp báo hiệu các cơ quan sinh dục nam và nữ (tinh hoàn và buồng trứng) để bắt đầu sản xuất các hormone giới tính phù hợp, bao gồm estrogen và testosterone, khởi động các dấu hiệu khác của tuổi dậy thì trong cơ thể.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tình trạng dậy thì?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ dậy thì sớm, chẳng hạn như:

Nữ giới: bé gái có nhiều khả năng dậy thì sớm hơn bé trai; Chủng tộc: trẻ người Mỹ gốc Phi thường xuyên bị dậy thì sớm hơn so với trẻ em thuộc các chủng tộc khác; Béo phì: Nếu con bạn thừa cân nhiều, bé có nguy cơ cao phát triển dậy thì sớm; Hormone giới tính: tiếp xúc với estrogen hay testosterone qua kem, thuốc mỡ hoặc các chất khác có chứa hormone sinh dục (như thuốc người lớn, chế độ ăn uống) có thể làm trẻ tăng nguy cơ bị dậy thì sớm; Một số bệnh khác: dậy thì sớm có thể là biến chứng của hội chứng McCune-Albright hay còn gọi là tuyến thượng thận tăng sản bẩm sinh – bệnh liên quan đến sản xuất bất thường các kích thích tố nam (androgen). Trong trường hợp hiếm, dậy thì sớm cũng có thể do suy giáp gây ra; Bức xạ trị liệu lên hệ thống thần kinh trung ương: việc xạ trị cho các khối u, ung thư máu hoặc các can thiệp tương tự có thể làm tăng nguy cơ dậy thì sớm;

Yếu tố làm tăng nguy cơ dậy thì chậm, bao gồm:

Bất thường tuyến yên bẩm sinh; Đột biến gen; Rối loạn nhiễm sắc thể; Bệnh giảm khứu giác; Rối loạn ăn uống; Bệnh hệ thống mạn tính; Suy dinh dưỡng; Tập thể dục quá mức; Mắc phải những bất thường tuyến sinh dục bẩm sinh.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng dậy thì?

Để xác định tình trạng dậy thì, bác sĩ nhi khoa sẽ kiểm tra:

Sự tăng trưởng lông mu và ngực ở bé gái; Sự gia tăng kích thước tinh hoàn và dương vật, sự phát triển của lông mu ở bé trai.

Bác sĩ sẽ so sánh với thang điểm Tanner, thang điểm 5 để đo mức độ phát triển dậy thì ở trẻ.

Sau khám sức khỏe đầy đủ và phân tích bệnh sử, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán dậy thì sớm, bao gồm:

Xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ kích thích tố, chẳng hạn như các gonadotropin (hormone kích thích thể vàng [LH] và kích thích nang trứng hormone [FSH]), estradiol, testosterone, dehydroepiandrosterone sulfate (DHEAS) và hormone tuyến giáp; Xét nghiệm nồng độ gonadotropin-releasing hormone agonist (GnRH), để xác định nguyên nhân dậy thì sớm có phải do gonadotropin gây ra hay không; Đo nồng độ 17-hydroxyprogesterone trong máu để kiểm tra tăng sản thượng thận bẩm sinh; Xét nghiệm X-quang đo “tuổi xương” để xác định xương có đang phát triển với tốc độ bình thường không.

Các bác sĩ cũng có thể sử dụng kỹ thuật hình ảnh để loại trừ nguyên nhân khối u hoặc những bất thường ở bộ phận khác. Những phương pháp đó có thể bao gồm:

Siêu âm để kiểm tra các tuyến sinh dục. Siêu âm không gây đau đớn và hiển thị hình ảnh các mạch máu và mô, cho phép bác sĩ giám sát cơ quan và lưu lượng máu trong thời gian thực. Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp quét não và tuyến yên bằng thiết bị chiếu hình ảnh chi tiết các cơ quan và cấu trúc cơ thể.

Để chẩn đoán dậy thì muộn, bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm sau:

Xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone; Xét nghiệm đo mức độ đáp ứng của tuyến yên với GnRH; Chụp MRI não và tuyến yên.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng dậy thì?

Không phải tất cả trẻ em bị dậy thì sớm đều cần điều trị, đặc biệt nếu tình trạng này chỉ hơi sớm so với bình thường. Mục tiêu điều trị là ngăn chặn hormone tình dục sản xuất quá sớm để ngăn chặn tăng trưởng sớm quá mức dẫn đến tầm vóc nhỏ ở tuổi trưởng thành, các thay đổi cảm xúc, vấn đề xã hội và ham muốn tình dục (đặc biệt là ở các bé trai).

Nếu dậy thì sớm là do bệnh gây ra, bác sĩ thường điều trị bệnh đó để ngăn chặn dậy thì sớm. Ngoài ra, can thiệp y tế hợp lí nhằm ngăn chặn các hormone gây dậy thì cũng có thể làm ngưng tình trạng này, ví dụ như thuốc chủ vận hormone gonadotropin-releasing (GnRH) dùng để điều trị dậy thì sớm do nguyên nhân thần kinh trung ương. Các thuốc trên có tác dụng ngăn chặn cơ thể sản xuất hormone luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH).

Ở tuổi dậy thì chậm, việc điều trị thay đổi theo nguồn gốc của vấn đề, bao gồm:

Ở nam giới, dùng testosterol dạng tiêm, miếng dán hoặc gel; Ở nữ giới, estrogen và/hoặc progesterone uống hay miếng dán.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng dậy thì?

Bạn sẽ có thể kiểm soát dậy thì sớm nếu áp dụng các biện pháp sau:

Liệu pháp loại bỏ chất độc trong cơ thể; Bổ sung đầy đủ vitamin D; Probiotic.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh dậy thì sớm, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh.

Ngày:25/10/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM