Luận án TS: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách của thành phố Hải Phòng

Mục đích của luận án Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách của thành phố Hải Phòng là cung cấp một số luận cứ khoa học và đề xuất các giải pháp chủ yếu để thành phố Hải Phòng hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương, nâng cao hiệu quả thu-chi ngân sách của thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của thành phố một cách hiệu quả, bền vững.

Luận án TS: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách của thành phố Hải Phòng

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 

Theo tác giả được biết, cho đến thời điểm hiện tại đã có một số công trình nghiên cứu về thu, chi ngân sách và quản lý thu, chi ngân sách của thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó chỉ đề cập đến từng nội dung cụ thể như thu thuế, nợ xây dựng cơ bản, thanh tra,…và ở phạm vi hẹp cấp huyện, cấp xã hay đơn vị,… Chưa có một công trình nghiên cứu về đề tài “ Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách của thành phố Hải Phòng”. Từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách của thành phố Hải Phòng” làm đề tài luận án tiến sĩ, thuộc chuyên ngành quản lý kinh tế.

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: cung cấp một số luận cứ khoa học và đề xuất các giải pháp chủ yếu để thành phố Hải Phòng hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương, nâng cao hiệu quả thu-chi ngân sách của thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của thành phố một cách hiệu quả, bền vững

1.3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương và quản lý nhà nước đối với thuchi ngân sách địa phương.

Ý nghĩa thực tiễn: trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương của một số tỉnh, thành phố để rút ra bài học cho thành phố Hải Phòng; phân tích một số hạn chế trong quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách của thành phố Hải Phòng, chỉ rõ những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế đó; đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thu – chi ngân sách ở địa phương này.  

2. Nội dung

2.1  Tổng quan các nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách đia phương

Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương

Phương hướng giải quyết các vấn đề nghiên cứu của Luận án 

2.2  Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu – chi ngân sách đia phương

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương

Kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách của một số địa phương

2.3 Thực trạng quản lý nhà nước đối với thu – chi ngân sách của thành phố Hải Phòng

Khái quát tình hình phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Hải Phòng

Kết quả thu – chi ngân sách của thành phố Hải Phòng

Thực trạng quản lý nhà nước đối với thu – chi ngân sách của thành phố Hải Phòng

Đánh giá quản lý nhà nước đối với thu – chi ngân sách của thành phố Hải Phòng

2.4 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thu – chi ngân sách của thành phố Hải Phòng

Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thu - chi ngân sách của thành phố Hải Phòng đến năm 2025

Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thu – chi ngân sách của thành phố Hải Phòng đến năm 2025

Kiến nghị với cơ quan trung ương 

3. Kết luận

Luận án đã khái quát hóa các nghiên cứu liên quan đến đề tài bao gồm các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước. Dựa trên kết quả phân tích tổng quan, tác giả kế thừa được nhiều điểm quan trong về quan niệm  về NSĐP và quản lý nhà nước về NSĐP; tìm ra được các khoảng trống của vấn đề nghiên cứu của đề tài. Đồng thời, luận án đưa ra phương hướng giải quyết các vấn đề nghiên cứu: xác định mục tiêu nghiên cứu đề tài và các câu hỏi nghiên cứu; đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu; cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu tổng quát. 

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Phạm Ngọc Ánh (2009), Giáo trình Thanh tra tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Tài liệu đào tạo nâng cao năng lực quản lý TCC ở địa phương (2007), Hà Nội.

Bộ Tài chính, Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

Bộ Tài chính, Thông tư số 63/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 Quy định về công tác lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân 

Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan (2009), Giáo trình Quản lý Tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội.

4.2 Tiếng Anh

Angie Mohr (2008), Financial management Advan Tage Quest Publications

Anwar Shah, Budgeting and budgetary institutions, NXB Washington, DC: The World Bank, 2007. 

Besley and Brigham (2009), Principles of finance, South-Western cengage learning

Michael Spackman (2002), Multi-year pespective in Budgeting and public investment planing, OECD, Pari, April 2002

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM