Luận án TS: Phát triển sản xuất cây vụ đông ở tỉnh Thái Bình

Luận án Phát triển sản xuất cây vụ đông ở tỉnh Thái Bình được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông và đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất cây vụ đông của tỉnh Thái Bình.

Luận án TS: Phát triển sản xuất cây vụ đông ở tỉnh Thái Bình

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 

Sản xuất vụ đông nói chung, phát triển sản xuất các loại cây vụ đông nói riêng đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, điển hình như nghiên cứu của Hoàng Đức Phương (1981), Đinh Văn Đãn (2002), Greg (2012), Nguyễn Thị Hoài (2015). Những nghiên cứu này đã phân tích các khía cạnh khác nhau trong phát triển sản xuất vụ đông và cây vụ đông, từ vấn đề lý luận đến thực tiễn, từ quy mô vùng kinh tế đến các đơn vị nhỏ hơn như tỉnh, huyện. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn tỉnh Thái Bình, trong đó đối tượng nghiên cứu bao gồm cả cây vụ đông ưa ấm và cây vụ đông ưa lạnh. 

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông và đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất cây vụ đông của tỉnh Thái Bình. Cụ thể:

Góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây vụ đông;

Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông của tỉnh Thái Bình trong thời gian qua;

Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây vụ đông của tỉnh Thái Bình;

Đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất cây vụ đông ở tỉnh Thái Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

Khách thể nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu các vấn đề kinh tế và quản lý trong phát triển cây vụ đông ở tỉnh Thái Bình.

Chủ thể nghiên cứu: Chủ thể nghiên cứu của đề tài là các loại cây trồng trong vụ đông ở tỉnh Thái Bình, bao gồm các loại cây rau, màu, cây gia vị, cây lương thực được trồng trong vụ đông.

Đối tượng khảo sát: Đề tài tiến hành điều tra, khảo sát các hộ nông dân sản xuất cây vụ đông, các nhà quản lý nhà nước, cán bộ khuyến nông, lãnh đạo các doanh nghiệp, HTX, người thu gom và các tác nhân khác có liên quan đến hoạt động phát triển sản xuất cây vụ đông.

Phạm vi về nội dung: Phân tích thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông ở tỉnh Thái Bình.

Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Bình, trong đó đặc biệt nghiên cứu sâu tại 3 huyện Quỳnh Phụ, Thái Thụy và thành phố Thái Bình

1.4  Phương pháp nghiên cứu 

Luận án sử dụng kết hợp số liệu sơ cấp và thứ cấp, phương pháp phân tích định tính và định lượng để phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Cụ thể, mô hình kinh tế lượng hồi quy logistic được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn phát triển sản xuất cây vụ đông. Phương pháp phân tích SWOT được sử dụng để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển sản xuất cây vụ đông tại địa bàn nghiên cứu. 

1.5 Các đóng góp mới của nghiên cứu

Luận án đã hệ thống hóa và góp phần phát triển cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cây vụ đông, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay xuất hiện khái niệm mới về cây vụ đông ưa ấm và cây vụ đông ưa lạnh.

Luận án đã chỉ ra phát triển sản xuất cây vụ đông là một xu hướng phát triển tất yếu và bền vững, góp phần nâng cấp và hoàn thiện chuỗi giá trị ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng. 

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây vụ đông

Lý luận về phát triển sản xuất cây vụ đông

Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất cây vụ đông

Các nghiên cứu có liên quan

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận và khung phân tích

Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp phân tích

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3 Thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây vụ đông của tỉnh Thái Bình

Thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông ở tỉnh Thái Bình

Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây vụ đông

2.4 Định hướng và giải phát triển sản xuất cây vụ đông trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Căn cứ đề xuất giải pháp

Quan điểm, định hướng phát triển sản xuất cây vụ đông 

Các giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất cây vụ đông tỉnh Thái Bình

3. Kết luận

Trên cơ sở thực trạng, định hướng phát triển sản xuất cây vụ đông của tỉnh Thái Bình, để phát triển sản xuất cây vụ đông trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật đặc biệt nhấn mạnh về giống, kỹ thuật canh tác theo các quy trình sản xuất an toàn; các giải pháp về hoàn thiện và quản lý quy hoạch vùng sản xuất tập trung; huy động hỗ trợ các nguồn lực cho phát triển sản xuất cây vụ đông trong đó ưu tiên giải pháp huy động vốn nhanh thông qua hoạt động vay tín chấp; Ngoài ra còn các giải pháp khác như tăng cường công tác khuyến nông và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. 

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1999). Nghị quyết Hội nghị BCH TW lần thứ 6-khoá VIII. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2001). Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Benoit Trudel và Đặng Vũ Hoài Nam (2009). Báo cáo phân tích chuỗi rau an toàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. VECO Việt Nam.

Bùi Huy Đáp (1972). Kỹ thuật gieo trồng một số cây vụ đông. NXB Nông thôn, Hà Nội.

Chính phủ (2002). Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc Khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng. 

4.2 Tiếng Anh

Albert O. (2008). Impacts of environmental turbulence and entrepreneurial orientation on nurses’ productivity in a Canadian Health- care Organization. University of Phoenix.

Astro V. (2005). The importance of food. Biology Educator Guide.

FAO (1992). World Food Dry. Food and Agriculture Organization, Rome, Italy.

Greg W.R. (2012). Rationale of winter crops and double crops for Bioenergy and more. Report of Department of crop and soil sciences. Penn State Extension.

Maddala G. S. (1983), Limited-Dependent and Qualitative Variables in Economics, New York: Cambridge University Press, pp. 257-91.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM