Luận án TS: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam

Luận án Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong khai thác dầu khí, đề xuất các quan điểm và giải pháp chính sách, kiến nghị chủ yếu nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế trong khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam.

Luận án TS: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 

Để đảm bảo sản lượng dầu khí trong nước cần phải có cơ chế ưu đãi để khuyến khích các nhà thầu dầu khí đầu tư phát triển các mỏ cận biên tại Việt Nam, góp phần tăng thêm nguồn thu của Chính phủ, việc đảm bảo hiệu quả kinh tế của nhà thầu trong khai thác các mỏ dầu khí cận biên và tận thu nguồn tài nguyên quý giá của đất nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh chính trị quốc gia, đặc biệt là an ninh biển đảo, đảm bảo công ăn việc làm, đảm bảo phát triển các ngành dịch vụ liên quan...đang được đặt ra hết sức cấp bách. Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam” làm đề tài Luận án tiến sĩ nhằm luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn về hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế cho khai thác các mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam.

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong khai thác dầu khí, Luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp chính sách, kiến nghị chủ yếu nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế trong khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong khai thác dầu khí.

Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế trong khai thác một số mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam.

Đề xuất các quan điểm, kiến nghị về chính sách và các giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung làm rõ hiệu quả kinh tế trong phát triển khai thác mỏ dầu khí cận biên (mỏ Chim Sáo + Dừa; mỏ Kình Ngư trắng; mỏ Báo Vàng) tại Việt Nam từ năm 2005 đến nay.

1.4  Phương pháp nghiên cứu 

Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

Phương pháp thống kê

Phương pháp dự tính dự báo

Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp chuyên gia

Phương pháp đối chiếu, so sánh

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án

Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của Đề tài góp phần hệ thống hóa, bổ sung và làm phong phú thêm cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở các mỏ cận biên. Vận dụng và cụ thể hóa vào đánh giá hiệu quả khai thác các mỏ dầu khí cận biên của Việt Nam. 

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo tốt cho các ngành liên quan và đặc biệt là ngành dầu khí Việt Nam trong việc thúc đẩy và khuyến khích thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào phát triển khai thác các mỏ dầu khí cận biên của Việt Nam. 

2. Nội dung

2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Các công trình nghiên cứu trong nước

Đánh giá các công trình có liên quan và các vấn đề cần bổ sung nghiên cứu

2.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên.

Mỏ dầu khí cận biên và đặc điểm khai thác mỏ dầu khí cận biên

Hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên

Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên và bài học cho Việt Nam

2.3 Thực trạng hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam.

Khái quát về khai thác các mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam

Phân tích hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam

Đánh giá Hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam

2.4 Định hướng, Quan điểm và giải pháp đảm bảo hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam

Định hướng quốc gia về phát triển khai thác mỏ dầu khí nói chung và mỏ dầu khí cận biên nói riêng tại Việt Nam trong thời gian tới

Quan điểm của tác giả về đổi mới cơ chế chính sách nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam

Một số giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam

Một số kiến nghị nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam

3. Kết luận

Từ việc luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn hiệu quả kinh tế trong khai thác mỏ dầu khí cận biên, Luận án đã phân tích thực trạng hiệu quả kinh tế trong khai thác một số mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam, trên cơ sở đó, Luận án đề xuất 05 giải pháp chính sách và các kiến nghị nhằm bảo đảm hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam. Vấn đề hiệu quả kinh tế trong các doanh nghiệp nói chung và trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam nói riêng là đề tài rộng, phức tạp cần được tiếp tục nghiên cứu của nhiều cơ quan, nhiều cán bộ khoa học. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án được coi là những thành công bước đầu của Nghiên cứu sinh. Tuy nhiên, với thời gian và trình độ nghiên còn hạn chế, chắc chắn luận án không tránh khỏi những thiếu sót. Nghiên cứu sinh rất mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của quý thầy cô, đồng nghiệp và các nhà khoa học. 

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Cục Lưu trữ Quốc gia (2001), Dự án đánh giá tiềm năng dầu khí trên vùng biển và TLĐ Việt Nam, thuộc “Đề án tổng thể điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội.

Nguyễn Văn Đắc, Phan Giang Long, Hoàng Thế Dũng (2005), Tổng quan về tài nguyên dầu khí của Việt Nam. Tuyển tập báo cáo HNKH - CN 30 năm dầu khí Việt Nam: Cơ hội và thách thức, Quyển 1, Tr.124- 140, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (2012), Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011 - Tìm hiểu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển công nghiệp, Hà Nội.

Trần Đức Chính, Nguyễn Văn Đắc, Trịnh Xuân Cường. Kết quả hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí của PVN: Cơ hội và thách thức. Tuyển tập báo cáo HNKH-CN 30 năm dầu khí Việt Nam: Cơ hội và thách thức, Quyển 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật (2005), pp. 27-51.

Phương Anh (2013), “Đánh giá hiệu quả đầu tư công: Cần công tâm”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 04/2013.

4.2 Tiếng Anh

Altman, Edward (2000), “The Predicting financial distress of companies: revisiting the Z-SCORE AND ZETA® Models”

Berger, P. and Ofek, E. (1995), “ Diversification’s effect on firm value”, Journal of Financial Economics, Vol. 37, pp. 67-87.

Booth, L., Aivazian, V., Demirguc-Kunt, V. and Maksimovic, V.(2001), “ Capital structures in developing countries”, Journal of Finance, Vol. 56, pp. 87-130.

Chkir, I.E. and Cosset, J.C. (2001), “Diversification strategy and capital structure of multinational corporations”, Journal of Multinational Financial Management, Vol. 17, p.37.

Demirguc-Kunt, A. & Maksimovic, V (1999), “financial markets and firm debt maturity”, Journal of Financial Economics 54, pp. 295-336.

Francis Cai and Arvin Ghosh (2003), “Tests of Capital Structure Theory: A Binomial Approach", The Journal of Business and Economic Studies.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ kinh tế trên ---

Ngày:15/09/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM