Luận án TS: Nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Luận án Nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng quản lý nhà nước về HĐKS trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng như bối cảnh trong nước và quốc tế có liên quan thời kỳ tới, đề tài đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp có cơ sở khoa học và phù hợp thực tiễn tăng cường quản lý nhà nước về HĐKS nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường nguồn TNKS, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An và cả nước nói chung.

Luận án TS: Nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 

Xuất phát từ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn, việc làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận trong công tác quản lý nhà nước về HĐKS; đánh giá đúng, khách quan thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về HĐKS trên địa bàn tỉnh Nghệ An là yêu cầu cấp bách. Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, đề tài: “Nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An” được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình là có tính cấp thiết và thời sự.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý nhà nước về HĐKS trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng như bối cảnh trong nước và quốc tế có liên quan thời kỳ tới, đề tài đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp có cơ sở khoa học và phù hợp thực tiễn tăng cường quản lý nhà nước về HĐKS nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường nguồn TNKS, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An và cả nước nói chung.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản.

Phạm vi về không gian: Hoạt động khoáng sản và công tác quản lý nhà nƣớc về HĐKS trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về HĐKS trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong khoảng thời gian từ 2010-2016

 Phạm vi về nội dung: Công tác quản lý nhà nước về HĐKS trên địa bàn tỉnh Nghệ An

1.4  Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở trong và ngoài nước, nhằm chỉ ra các khoảng trống khoa học cần giải quyết.

Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về HĐKS trên địa bàn tỉnh Nghệ An , chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân.

Đề xuất quan điểm, định hướng và một số giải pháp cơ bản tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về HĐKS trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.

1.5 Kết quả đạt được và những đóng góp mới

 Kết quả đạt được: Hệ thống hóa được cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về kinh tế và cơ sở lý luận quản lý nhà nước về HĐKS, làm cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về HĐKS trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đề xuất quan điểm, định hƣớng và một số giải pháp cơ bản khắc phục bất cập, hạn chế đã nêu ra, nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nước về HĐKS trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới..

Đóng góp mới của Luận án: Xuất phát từ đặc điểm, vai trò của khoáng sản và đặc điểm, nguyên tắc HĐKS, phải vận dụng những phương pháp, công cụ quản lý nhà nước về kinh tế vào quản lý nhà nước về HĐKS cho phù hợp mới đạt được mục tiêu đề ra. Để có cơ sở khoa học đấu giá quyền khai thác khoáng sản và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cần thiết phải định giá mỏ khoáng sản. 

1.6  Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: Thông qua hệ thống hóa cơ sở lý luận, tổng quan kinh nghiệm thực tiễn, xây dựng luận cứ khoa học và đề xuất định hướng, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đề tài góp phần bổ sung, làm phong phú khoa học quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và HĐKS với những đặc thù riêng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài Luận án là tài liệu có giá trị tham khảo tốt đối với các cấp chính quyền tỉnh Nghệ An, các cơ quan quản lý nhà nước như Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng... cũng như các địa phương trong cả nước có HĐKS

2. Nội dung

2.1  Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan và phương pháp nghiên cứu đề tài Luận án

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án

Phương pháp nghiên cứu đề tài luận án

2.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản

Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản

Tổng quan kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản

2.3 Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Khái quát một số đặc điểm cơ bản của tỉnh Nghệ An cần quan tâm từ góc độ quản lý nhà nƣớc về hoạt động khoáng sản

Thực trạng hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Đánh giá chung quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2.4 Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Bối cảnh quốc tế, trong nước tác động đến quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Quan điểm và định hướng tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Kiến nghị với Chính phủ 

3. Kết luận

Luận án giải quyết được những vấn đề khoa học đặt ra của đề tài và đã đạt được một số kết quả sau: Một là, thông qua hệ thống hóa cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, xây dựng luận cứ khoa học và đề xuất giải pháp, đề tài Luận án góp phần bổ sung, làm phong phú khoa học quản lý nhà nước trong lĩnh vực HĐKS với nét đặc thù riêng. Hai là, phân tích quá trình hoàn thiện văn bản pháp quy liên quan đến quản lý nhà nƣớc về HĐKS chỉ ra những ưu điểm và bất cập của chúng. Đánh giá thực trạng hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An, bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản và hoạt động khai thác, qua đó làm rõ những kết quả đạt được, những bất cập, hạn chế, yếu kém.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Lại Kim Bảng (1996) “Địa tô mỏ”, đề tài cấp Bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đồng Thị Bích (2017) “Nghiên cứu giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò ở các mỏ than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Bộ môn Quản lý nhà nƣớc về kinh tế (2010), giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế”, Học viện Hành chính quốc gia, cơ sở thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Tiến Chỉnh và nnk (1999) “Xác định địa tô mỏ than”, đề tài cấp Bộ, Bộ Công Thương.

Nguyễn Tiến Chỉnh (2010) “Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá giá trị tài nguyên khoáng sản phục vụ quản lý tài nguyên than tại một số mỏ Quảng Ninh”, luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Mỏ - Địa chất.

4.2 Tiếng Anh

Pietro Guj (2012), “Mineral Royalties and other Mining-specific taxes”, The University of Western Australia.

Mark Curtis (2009) “Mining and tax in South Africa Cost and benefit” www.curtisresearch. Org.

PwC (2012) “Corporate income taxes,Mining royalties and other mining taxesA summary of rates and rules in selected countries”, www.pwc.com/gx/mining.

Pablo Mir (2010) “Mining Royalties and Taxation- the Chilean Experience”, Brazil.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM