Luận án TS: Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế

Mục tiêu chung của luận án Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế là cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn về sự vận động và phát triển của TTLĐ; và đề xuất những quan điểm, định hướng và chính sách phát triển TTLĐ ở TP.HCM trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 

Luận án TS: Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 

Việc nghiên cứu TTLĐ trong quá trình hội nhập quốc tế vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Về mặt lý luận, luận án góp phần xây dựng một khung lý thuyết phân tích TTLĐ trong quá trình hội nhập quốc tế. Về mặt thực tiễn, luận án không chỉ là nguồn tài liệu tham khảo cho Chính quyền TP.HCM mà cho cả các nhà hoạch định chính sách từ Trung ương tới các địa phương khác trong quá trình xây dựng các chính sách phát triển TTLĐ trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu chung của luận án là cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn về sự vận động và phát triển của TTLĐ; và đề xuất những quan điểm, định hướng và chính sách phát triển TTLĐ ở TP.HCM trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 

Các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:

Một là, lược khảo các nghiên cứu cùng chủ đề và hệ thống hóa các lý thuyết về TTLĐ, từ đó xác định khoảng trống nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận và khung phân tích cho luận án;

Hai là, phân tích thực trạng và xác định những yếu tố tác động đến các kết quả của TTLĐ TP.HCM trong quá trình hội nhập quốc tế những năm qua;

Ba là, đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trên TTLĐ TP.HCM trong quá trình hội nhập quốc tế;

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

Đối tượng nghiên cứu của luận án là “Thị trường lao động” trong hội nhập quốc tế.

Về nội dung: luận án xây dựng khung lý thuyết phân tích sự vận động và phát triển của TTLĐ trong quá trình hội nhập quốc tế chung cho Việt Nam, nhưng tập trung nghiên cứu điển hình ở TP.HCM, nơi có TTLĐ lớn nhất và phát triển nhất ở nước ta.

Về thời gian: luận án tập trung phân tích thực trạng TTLĐ TP.HCM trong quá trình hội nhập từ khi Việt Nam là thành viên của ASEAN năm 1995

Về không gian: trên địa bàn TP. HCM.

1.4  Đóng góp mới của luận án 

Luận án vận dụng lý luận về TTLĐ của Kinh tế chính trị Mác xít và kinh tế chính trị hiện đại vào điều kiện phát triển KTTT trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam – TP.HCM;

Luận án đưa ra cách tiếp cận có tính hệ thống cung cấp cơ sở cho phân tích các nhân tố bên trong và yếu tố hội nhập quốc tế đến các kết quả của TTLĐ

Luận án cho thấy được các kết quả chính yếu của TTLĐ và phân tích làm rõ những nhân tố bên trong nền kinh tế và hội nhập quốc tế tác động đến cung - cầu lao động, việc làm, tiền lương trên TTLĐ TP. HCM;

2. Nội dung

2.1  Tổng quan tình hình nghiên cứu 

Tổng quan các nghiên cứu về TTLĐ ở nước ngoài

Tổng quan các nghiên cứu về TTLĐ ở Việt Nam

Đánh giá chung về các nghiên cứu có liên quan

Những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường lao động

2.2 Cơ sở lý luận về thị trường lao động trong hội nhập quốc tế

Những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường lao động

Thị trường lao động trong hội nhập quốc tế

Khung phân tích đề nghị cho luận án

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Nguồn số liệu

2.4 Thực trạng thị trường lao động TP.HCM trong quá trình hội nhập quốc tế

Khái quát quá trình hội nhập quốc tế và đổi mới tư duy về TTLĐ ở Việt Nam

Phân tích thực trạng thị trường lao động TP.HCM trong quá trình hội nhập quốc tế

Phân tích các yếu tố bên trong tác động đến sự phát triển TTLĐ TP.HCM trong quá trình hội nhập quốc tế

Phân tích tác động của hội nhập quốc tế đến TTLĐ TP.HCM

Đánh giá chung về những thành tựu và hạn chế của TTLĐ TP.HCM trong hội nhập quốc tế

2.5 Quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển thị trường lao động TP.HCM trong hội nhập quốc tế

Quan điểm và định hướng phát triển TTLĐ TP.HCM trong hội nhập quốc tế .

Những giải pháp mang hàm ý chính sách nhằm phát triển TTLĐ TP. HCM trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay

3. Kết luận

Kết quả phân tích cũng đã cho thấy quá trình hội nhập góp phần tăng cung lao động chất lượng cao đến từ bên ngoài và mở rộng cầu từ hoạt động xuất khẩu lao động trên TTLĐ TP.HCM. Đồng thời, hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra nhiều việc làm trên TTLĐ TP.HCM do số lượng doanh nghiệp và quy mô vốn đầu tư của khu vực này ngày càng tăng lên nhanh chóng; xu hướng đầu tư nước ngoài chuyển từ những ngành thâm dụng lao động giản đơn sang những ngành thâm dụng vốn; tiền lương trung bình của người lao động trong DNFDI cao hơn hẳn so với các khu vực doanh nghiệp khác trong nền kinh tế TP. HCM và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê qua các năm; những DN có hoạt động XNK hàng hóa đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động; số lao động tính bình quân trong DN có XNK cao hơn nhiều so với DN không tham gia XNK; tiền lương của người lao động trong DN có hoạt động XNK nhìn chung cao hơn tiền lương của người lao động làm việc trong DN không có XNK.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bộ giáo dục và Đào tạo. (1999). Giáo trìnhTriết học Mác-Lênin. NXB CTQG.

Bộ Lao động thương binh và xã hội. (2011) Đề án phát triển thị trường lao động giai đoạn 2011-2020.

Chính phủ. (2016). Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (No. 11/2016/NĐ-CP). Hà Nội.

C. Mác. (1984). Tư bản (Vol. Tập 1). Hà Nội: Sự Thật.

CIEM và Học viện Cạnh tranh Châu Á. (2010). Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam năm 2010.

4.2 Tiếng Anh

Buchinsky, M. (2001). Quantile regression with sample selection: Estimating women’s return to education in the US. Empirical Economics, 87–113.

Cai, F., Park, A., & Zhao, Y. (2008). China’s Great Economic Transformation Chapter 6: The Chinese Labor Market in the Reform Era. Cambridge University Press. Retrieved from http://ihome.ust.hk/~albertpark/papers/Chinalabor.pdf

Campbell, D. (1997). Regionalization and labour market interdependence in East and Southeast Asia. Palgrave Macmillan. 

Currie, J, & Harrison, A. (1997). Sharing the Costs: The Impact of Trade Reform on Capital and Labour in Morocco. Journal of Labour Economics, 15 (3), 44–72

Dopke, J. (2001). The Employment intensity of Growth in Europe. Retrieved from https://www.ifw-kiel.de/ifw_members/publications/the-employment-intensity-ofgrowth-in-europe/kap1021.pdf

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM