Giải bài tập SGK Lịch Sử 7 Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII

Giải Bài 13 SGK môn Lịch sử 8 sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học, qua đó rèn cho các em kỹ năng giải bài Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết bên dưới đây.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 7 Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII

1. Giải bài 1 trang 52 SGK Lịch sử 7

Em hãy mô tả bộ máy quan lại thời Trần?

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và nội dung chính mục 2 SGK trang 51 để trả lời.

Dựa vào sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần:

- Đứng đầu là vua

- Ở trung ương có các quan đại thần: quan văn, quan võ...

- Ở địa phương có các Lộ, phủ, huyện, châu, xã.

Bộ máy nhà nước thời Trần

Hướng dẫn giải

- Bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Đứng đầu nhà nước là vua, thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng (lưỡng đầu chế). Các vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng với vua (con) quản lí đất nước.

- Ở trung ương:

+ Các chức quan đại thần như: quan văn, quan võ phần lớn do người họ Trần nắm giữ.

+ Nhà Trần đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện (đảm nhiệm việc viết sử), Thái y viện (coi việc chữa bệnh trong cung), Tôn nhân phủ (nắm sự vụ của họ hàng tôn thất) và một số chức quan như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ,…

- Ở địa phương:

+ Cả nước được chia thành 12 lộ. Đứng đầu lộ là các chức chánh, phó An phủ sứ.

+ Dưới lộ là phủ, do chức tri phủ cai quản.

+ Châu, huyện do các chức tri châu, tri huyện trông coi.

+ Dưới cùng là xã, do xã quan đứng đầu.

2. Giải bài 2 trang 52 SGK Lịch sử 7

Các đơn vị hành chính từ cấp lộ đến cấp xã ở thời Trần có gì thay đổi so với thời Lý?

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và dựa vào mục 2 SGK trang 51, kết hợp với kiến thức đã học bài 10 Lịch sử 7 để trả lời.

Dựa vào nội dung bộ máy nhà nước thời Lý và Trần để so sánh.

Bộ mày nhà nước thời Lý

Bộ máy nhà nước thời Trần

Hướng dẫn giải

Thời Lý

- Chia cả nước làm 24 lộ, phủ, ở miền núi gọi là châu.

- Đứng đầu là các chức tri phủ, tri châu giao cho con cháu nhà vua hoặc các đại thần cai quản.

Thời Trần

- Chia cả nước thành 12 lộ

- Đứng đầu lộ là các chức chánh, phó An phủ sứ. Từ châu đến huyện, xã đều có người đứng đầu (tri phủ, tri châu, tri huyện, xã quan).

3. Giải bài 3 trang 52 SGK Lịch sử 7

Em hãy trình bày những nét chính về pháp luật thời Trần.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung chính mục 3 SGK Lịch sử 7 trang 51, 52 để trả lời.

- Nhà Trần ban hành “Quốc triều hình luật”.

- Pháp luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản

- Cơ quan pháp luật thời Trần được tăng cường.

Hướng dẫn giải

- Nhà Trần ban hành bộ luật mới là “Quốc triều hình luật”.

- Hình luật thời Trần cũng giống như thờ Lý nhưng được bổ sung thêm. Pháp luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, quy định cụ thể về việc mua bán ruộng đất.

- Cơ quan pháp luật thời Trần được tăng cường và hoàn thiện hơn. Nhà Trần đặt cơ quan Thẩm hình viện để xét xử việc kiện cáo. Vua Trần vẫn để chuông lớn ở thềm điện Long Trì cho dân đến kêu oan khi cần.

4. Giải bài 1 trang 54 SGK Lịch sử 7

Em hãy nêu những chủ trương và biện pháp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng của nhà Trần. Kết quả của những biện pháp đó.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học ở mục II.1 SGK trang 52, 53 để suy luận trả lời.

- Tổ chức quân đội: được tổ chức tương tự như nhà Lý, chia thành hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương.

- Chính sách: Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” 

- Chủ trương: “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”

Hướng dẫn giải

* Chủ trương, biện pháp:

- Tổ chức quân đội:

+ Quân đội nhà Trần cũng được tổ chức tương tự như nhà Lý, chia thành hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương.

+ Tuy nhiên, quân đội nhà Trần được tổ chức quy củ hơn ở chỗ: mỗi cấp lộ, làng, xã đều có quân đội riêng. Quân các lộ ở đồng bằng là chính binh, miền núi là phiên binh. Ở các làng xã có hương binh. Khi chiến tranh còn có quân đội của các vương hầu.

- Chính sách: Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” vừa đảm bảo được công việc sản xuất vừa đảm bảo về quân đội khi có giặc ngoại xâm đến.

- Chủ trương: “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội. Đây là điểm mới và đúng đắn của nhà Trần mà những triều đại trước chưa thể làm được.

- Ngoài ra, quân đội còn được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên. Nhà Trần cử nhiều tướng giỏi đóng giữ các vị trí hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía Bắc.

* Kết quả:

- Nhờ những chủ trương và biện pháp trên đã xây dựng được lực lượng quân đội hùng mạnh, có kỉ luật nghiêm minh, có tinh thần đoàn kết. Đây là cơ sở để bảo vệ đất nước, chiến thắng giặc ngoại xâm.

5. Giải bài 2 trang 54 SGK Lịch sử 7

Nhà Trần đã làm những gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý?

Phương pháp giải

Dựa vào sgk trang 53, 54 để suy luận trả lời.

- Nông nghiệp: đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích sản xuất, quan tâm đến vấn đề trị thủy

- Thủ công nghiệp: phát triển làm gốm, dệt, đúc đồng, làm giấy, khắc ván in,…

- Thương nghiệp: lập nhiều chợ làng, chợ xã để nhân dân có nơi tụ họp buôn bán.

Hướng dẫn giải

Nhà Trần đã thực hiện những chủ trương, biện pháp nhằm phục hồi và phát triển kinh tế như:

* Về nông nghiệp:

- Đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích sản xuất.

- Đặc biệt quan tâm đến vấn đề trị thủy:

+ Nhà nước cho đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ngòi.

+ Hạ lệnh cho các lộ đắp đê từ đầu nguồn đến của biển đề phòng nước sông lên to, gọi là đê Đỉnh nhĩ.

+ Đặt chức quan Hà đê sứ trông coi, đốc thúc việc đắp đê, chỗ nào đắp vào ruộng đất của dân sẽ tính tiền trả lại.

→ Nhờ những chủ trương, biện pháp trên mà nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển. Là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.

* Về thủ công nghiệp:

- Những nghề thủ công truyền thống như: làm gốm, dệt, đúc đồng, làm giấy, khắc ván in,… tiếp tục được duy trì và phát triển.

- Các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt vải, chế tạo vũ khí. Ở làng xã, nghề thủ công được chú trọng.

* Về thương nghiệp:

- Vua Trần cho lập nhiều chợ làng, chợ xã để nhân dân có nơi tụ họp buôn bán.

- Các hoạt động buôn bán với thương nhân nước ngoài cũng phát triển, nhiều của biển trở thành nơi buôn bán tấp nập: Hội Thống (Hà Tĩnh), Hội Triều (Thanh Hóa), Vân Đồn (Quảng Ninh),…

→ Kết quả: Làm cho kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển, tạo điều kiện để củng cố quốc phòng toàn dân. Nhân dân, nhất là nông dân tin tưởng vào nhà nước thời Trần.

Ngày:20/09/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM