Soạn bài Chiếu dời đô Ngữ văn 8 siêu ngắn

Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em hệ thống hóa được nội dung chính của bài "Chiếu dời đô". Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu để các em tham khảo và chuẩn bị bài trước khi đến lớp thật tốt! Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Chiếu dời đô Ngữ văn 8 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 51 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Tác giả đã đưa ra những lập luận và những dẫn chứng cụ thể để chứng minh việc dời đô là đúng đắn và hợp lí. Sự việc dẫn các triều đại Trung Quốc đã từng có những cuộc dời đô nhằm mục đích khẳng định đây là một việc đã từng có người làm, chứ không phải là lần đầu. Mặc khác, các triều đại Trung Quốc dời đô là thuận theo mệnh trời, ý dân. 

2. Soạn câu 2 trang 51 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng của thời đại trước nhằm chứng minh rằng đến thời này đất nước đã vững mạnh hơn, muốn phát triển thịnh vượng thì nên dời đô, nơi đây không còn phù hợp nữa.

3. Soạn câu 3 trang 51 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Nơi được chọn để đóng đô có những thuận lợi về mọi mặt từ địa hình đến tài nguyên nên được Lí Công Uẩn chọn làm nơi đóng đô, đó còn là ở nơi trung tâm đất trời, ở thế rồng cuộn hổ ngồi, mở ra bốn phương Nam Bắc Đông Tây, có núi lại có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội.

4. Soạn câu 4 trang 51 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

“Chiếu dời đô” là một bài văn nghị luận giàu sức thuyết phục bởi nó có sự kết hợp giữa lý và tình:

- Tác giả đã dẫn chứng ra những sách sử có liên quan đến việc dời đô của những triều đại trước nhằm đưa ra sự thuyết phục để dời đô trong thời bấy giờ.

- Đưa ra những lập luận đầy thuyết phục về địa thế thuận lợi của nơi đóng đô mới.

5. Soạn câu 5 trang 51 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Dời đô từ vùng núi Hoa Lư ra vùng đồng bằng đất rộng chứng tỏ triều đình nhà Lý đã đủ sức mạnh về mặt quân sự để phòng thủ đất nước, chống lại sự xâm lược của phương Bắc. 

6. Soạn câu luyện tập trang 52 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Văn bản "Chiếu dời đô" mang đến cho người đọc hiểu hơn về ý nghĩa của việc dời đô trong việc phát triển đất nước thịnh vượng. "Chiếu dời đô" có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục khi tác giả đưa ra những thuận lợi về vị trí địa lí, hình thế núi sông, sự thuận tiện trong giao lưu, phát triển về mọi mặt của thành Đại La. Từ đó khẳng địng được Đại La là vị trí tốt nhất để dời đô.

Ngày:26/12/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM