Soạn bài Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em bước đầu biết cách luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Đồng thời, bài soạn này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 112 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Lập dàn ý luyện nói nghị luận về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:

a. Mở bài: Giới thiệu bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

b. Thân bài:

- Bếp lửa gắn với kỉ niệm tuổi thơ:

+ Gợi lên những hình ảnh về khoảng thời gian sống chật vật, khó khăn và thiếu thốn của hai bà cháu lúc trước.

+ Hình ảnh bếp lửa “chờn vờn” có thật gợi nhớ tới bếp lửa “ấp iu” bà từng nhóm, đánh thức dòng hồi tưởng của người cháu.

+ Bằng giọng kể nhỏ nhẹ, tâm tình, làm người cháu miên man trong cảm xúc nhớ bà.

=> Người cháu cảm thấy hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của bà.

- Những suy nghĩ về người bà và hình ảnh bếp lửa:

+ Hình ảnh bếp lửa tượng trưng cho sự sống mãnh liệt, đó còn là cách nhà thơ thể hiện sự ấm lòng của hai bà cháu.

+ Hình ảnh người bà : người thắp lửa, giữa lửa, truyền niềm tin, sức sống tới các thế hệ.

+ Suy ngẫm về người bà và hình ảnh bếp lửa: bếp lửa kì lạ và thiêng liêng.

- Nỗi nhớ của cháu về bà và bếp lửa:

+ Khoảng cách về không gian, thời gian và ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà không làm cháu lãng quên ánh sáng và hơi ấm từ bếp lửa của bà.

+ Nhớ về bà cũng chính là nhớ về quê hương, nhớ về cội nguồn những tình cảm kính trọng, biết ơn, nỗi nhớ thương da diết.

c. Kết bài: Cảm nhận của em về bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt.

2. Soạn câu 2 trang 112 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Viết bài văn luyện nói phân tích bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt:

Đối với mỗi người chúng ta, tình cảm gia đình vẫn luôn là thứ tình cảm đáng quý và đáng trân trọng nhất. Nhưng khi đất nước có chiến tranh thì người dân vẫn chấp nhận bỏ lại gia đình để lên đường đi chiến đấu. Chính từ tình yêu gia đình đã hình thành nên tình yêu đối với Tổ quốc.

Nhà thơ Bằng Việt cũng có một tuổi thơ phải sống xa bố mẹ vì bố mẹ nhưng như thế không có nghĩa là nhà thơ sống thiếu thốn tình cảm. Ngược lại, nhà thơ Bằng Việt lớn lên trong tình yêu thương và dạy bảo của người bà kính yêu. Chính vì vậy mà khi lớn lên, phải xa nhà, xa bà, có bao nhiêu nỗi nhớ, tác giả dành cả cho bà của mình để rồi bài thơ Bếp lửa đã ra đời từ nỗi nhớ ấy. Bếp lửa ở đây không đơn thuần chỉ là bếp lửa, nó là cả tình yêu thương của bà ở trong đó.

Khi mà hàng loạt người chết đói, thì bà vẫn kiên cường, tần tảo sớm hôm, cho cháu củ khoai, mót từng củ sắn, dành trọn miếng ăn cho đứa cháu vượt qua cơn đói cồn cào. Nỗi ám ảnh đó vẫn lần sâu trong tâm chí tác giả, cái đói ghê rợn ấy, mà giờ chỉ cần nghĩ lại sống mũi cháu đã cay. Cái cay ấy không chỉ là mùi khói, mà cái cay ấy còn là những giọt nước mắt thương xót cho những nỗi cơ cực, vất vả mà bà phải trải qua, là giọt nước mắt tri ân với tấm lòng bà dành cho cháu. Chỉ cần có bà thì mọi giông bão ngoài kia bà cũng chở che để vượt qua, bảo vệ cho cháu.

Ngôi nhà nhỏ vắng người, chỉ có hai bà cháu. Bà đã thay cha mẹ, làm nhiệm vụ của cha mẹ đó là dạy cháu làm, chăm cháu học. Bà dù già yếu nhưng vẫn tận tụy hết lòng vì cháu. Chính vì vậy mà hình ảnh bếp lửa, hình ảnh người bà hiện lên càng ấm áp hơn. Hai bà cháu đã nương tựa vào nhau để sống qua những ngày tháng khó khăn như vậy. Chính từ tình cảm ấy nên khi nhà thơ đi xa, nỗi nhớ thương bà càng lớn hơn.

Nhà thơ đi xa rồi, thương cho bà ở nhà không có ai chăm sóc. Câu hỏi tu từ Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà giống như một lời than thở thể hiện nỗi nhớ mong bà sâu sắc. Hai từ bà, cháu được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ này, thể hiện sự sóng đôi, quấn quýt, gắn bó giữa bà và cháu. Những năm tháng chiến tranh, hai bà cháu đã cùng nhau trải qua nhiều khó khăn khi mà ngôi nhà bị cháy rụi.

Câu hỏi kết lại bài thơ như một lời nhắc nhở khắc khoải, khiến người đọc lưu giữ lại ấn tượng sâu đậm. Bằng ngôn từ mộc mạc, giản dị và tràn đầy cảm xúc Bằng Việt đã bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với bà. Đồng thời với bài thơ này cũng gửi gắm thông điệp về ý nghĩa tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi người. Chúng ta phải nâng niu, trân trọng tình cảm thiêng liêng, cao quý ấy.

(Sưu tầm)

Ngày:14/01/2021 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM