Hướng dẫn chi tiết cách viết luận văn thạc sĩ đầy đủ nhất

Luận văn thạc sĩ là gì? Bạn đang gặp khó khăn trong cách viết luận văn thạc sĩ? Hãy cùng eLib tham khảo "Hướng dẫn chi tiết cách viết luận văn thạc sĩ đầy đủ nhất" để hiểu rõ hơn nhé.

Hướng dẫn chi tiết cách viết luận văn thạc sĩ đầy đủ nhất

1. Luận văn thạc sĩ là gì?

Là chuyên khảo chuyên sâu về một vấn đề như quản lý, khoa học – công nghệ, kỹ thuật. Nhằm chứng tỏ người học đã có một lượng kiến thức lớn, nắm được các phương pháp nghiên cứu và đã có những kỹ năng thực tiễn về vấn đề cần nghiên cứu.

2. Yêu cầu đối với luận văn thạc sĩ

Khá giống với tiểu luận môn học và đồ án tốt nghiệp hay khóa luận tốt nghiệp, chỉ khác đây là một công trình khoa học nên cần người học thực hiện nghiêm túc và đạt yêu cầu mới có thể lấy được tấm bằng thạc sĩ. Những yêu cầu đối với luận văn thạc sĩ đó là Số liệu chính xác, đáng tin cậy; Có ý nghĩa khoa học và thực tiễn; được trình bày mạch lạc, chuẩn xác không lan man; thể hiện được người viết nắm được các phương pháp nghiên cứu.

3. Các bước làm luận văn thạc sĩ

Bước 1: Đăng ký đề tài

Chậm nhất 6 tháng trước khi kết thúc chương trình đào tạo, học viên phải đăng ký đề tài và đề xuất người hướng dẫn với khoa sau đại học.

Bước 2: Giao đề tài

Hiệu trưởng ra quyết định giao đề tài và người hướng dẫn

Bước 3: Xây dựng đề cương

Học viên phải xây dựng đề cương gửi về khoa sau đại học để lập Hội đồng thẩm định.

Bước 4: Bảo vệ đề cương

Bước 5: Thực hiện viết hoàn thành luận văn bậc thạc sĩ

Bước 6: Nộp luận văn và phân công thẩm định trước bảo vệ

Bước 7: Bảo vệ luận văn

Nội dung trong đề tài luận văn thạc sĩ:

  • Tên đề tài

  • Tính cấp thiết của đề tài

  • Tổng quan tình hình nghiên cứu

  • Các câu hỏi hay giả thiết nghiên cứu

  • Mục tiêu nghiên cứu

  • Phương pháp nghiên cứu

  • Khung nghiên cứu

  • Kết cấu luận văn dự kiến

  • Danh mục tài liệu tham khảo

  • Các phụ lục

  • Tên đề tài

Lưu ý:

Tên đề tài phải ngắn gọn dài không quá 25 từ phải mô tả đầy đủ nội dung nghiên cứu.

Tên đề tài phải phản ánh chính xác các phần chính mà bạn đang bàn luận/ tranh luận trong luận văn. Hạn chế dùng từ bất định như Giải pháp, thực trạng,…

Ví dụ : Phân tích và đánh giá quản lý tài chính của công ty A và khuyến nghị đến năm 2017.

Tổ chức được lựa chọn làm đề tài có giúp nghiên cứu sâu về chủ đề luận văn không?

Hiểu rõ các lý thuyết áp dụng để làm khung lý thuyết cho phân tích và làm sáng tỏ chủ đề luận văn.

Sử dụng một cách hiệu quả các kiến thức đã học cao học vào luận văn không?

Các kết luận và đề xuất dựa trên lập luận chặt chẽ trong tương lai.

4. Mục đích và mục tiêu đạt được của đề tài

Mục đích là cái cuối cùng đạt được

Mục tiêu là xác định những kết quả cần đạt để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. Trong mục tiêu có: Mục tiêu tổng quát ( định tính) và mục tiêu cụ thể ( định lượng)

Yêu cầu khi xây dựng mục tiêu:

Cụ thể

Đo lường được trong thực tế

Bao nhiêu mục tiêu 3-5.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn thạc sĩ

Thời gian

Không gian

Nội dung & phương pháp

Nét mới của đề tài (Kết quả nghiên cứu)

Dự kiến những nét mới trong nghiên cứu về lý thuyết- về phương pháp, về bố cục về kết quả nghiên cứu. (3- 5 nét mới)

5. Tổng quan lý thuyết và phương pháp nghiên cứu trong đề tài

5.1. Tổng quan lý thuyết trong bài luận văn thạc sĩ

Là để cung cấp cơ sở lý luận cho luận văn mà bạn đang thực hiện.

Phần tổng quan lý thuyết nên viết dưới hình thức mô tả, phân tích và có phê phán/ bình luận.

Phần tổng quan lý thuyết phải liên kết việc phân tích các tài liệu đã có với câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết và các mục tiêu nghiên cứu của bạn.

5.2. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Mỗi đợn vị đào tạo có một cách viết luận văn thạc sĩ khác nhau. Tuy nhiên đều có những điểm tương đồng như trên. Và tùy thuộc vào đề tài, thì cách viết luận văn của bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu sơ cấp:

Bạn phải trình bày các bước và sử dụng kỹ thuật lập phiếu – chọn mẫu – tiến hành điều tra bằng cách:

Sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu thập

Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập tài liệu

Phương pháp nghiên cứu – tài liệu thứ cấp

Có thể lựa chọn việc sử dụng tài liệu thứ cấp để trả lời (các) câu hỏi nghiên cứu.

Tài liệu thứ cấp là những tài liệu đã được thu thập cho các mục đích khác. Do vậy cần phân tích lại

Đối với luận văn đòi hỏi sự so sánh trong nước và quốc tế, tài liệu thứ cấp có thể là nguồn tài liệu chính để trả lời (các) câu hỏi nghiên cứu.

Như vậy quá trình viết, chúng ta sử dụng cả hai loại tài liệu sơ cấp và thứ cấp.

Hi vọng với những thông tin hữu ích trên đây giúp bạn nắm rõ hơn về các bước cũng như các nội dung của một bài luận văn thạc sĩ chi tiết.

Ngày:19/01/2021 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM