Tìm hiểu cách đánh giá và nhận xét luận văn thạc sĩ

Trong bài viết này, eLib xin trình bày và gửi đến các bạn những thông tin cần thiết về cách đánh giá và nhận xét luận văn thạc sĩ. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết này.

Tìm hiểu cách đánh giá và nhận xét luận văn thạc sĩ

1. Yêu cầu đối với đánh giá luận văn thạc sĩ

Luận văn được đánh giá công khai tại phiên họp của hội đồng: buổi đánh giá luận văn là buổi sinh hoạt khoa học của bộ môn và khoa QLCN, mọi thành viên của bộ môn, khoa QLCN và những người quan tâm có thể tham dự.

Hội đồng tập trung đánh giá việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu, nội dung và chất lượng của luận văn; mức độ đáp ứng yêu cầu đối với luận văn theo quy định tại Điều 14 của Quy chế Đào tạo thạc sĩ của Trường Đại học Kinh tế năm 2016; đảm bảo đánh giá đúng kiến thức của học viên và khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề mà đề tài luận văn đặt ra.

Các phản biện phải nhận xét, đánh giá bằng văn bản (theo mẫu hướng dẫn của Trường) những mặt được cũng như những hạn chế, thiếu sót của luận văn về nội dung và hình thức, mức độ đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 14 của Quy chế Đào tạo thạc sĩ của Trường Đại học Kinh tế và yêu cầu học viên bổ sung, sửa chữa luận văn (nếu có). \

Các thành viên Hội đồng phải có nhận xét và chất vấn để làm rõ kết quả của đề tài luận văn và mức độ am hiểu của học viên đối với đề tài nghiên cứu

2. Hướng dẫn đánh giá luận văn thạc sĩ

2.1 Cách tính điểm đánh giá luận văn thạc sĩ

Điểm chấm của từng thành viên Hội đồng tính theo thang điểm 10 (có thể lẻ đến 1 chữ số thập phân) bao gồm: điểm chấm nội dung luận văn (tối đa là 9 điểm) cộng với điểm thưởng (tối đa 1 điểm).

Điểm đánh giá luận văn là trung bình cộng điểm chấm của các thành viên Hội đồng đánh giá luận văn có mặt và làm tròn đến một chữ số thập phân.

Luận văn đạt yêu cầu nếu điểm đánh giá luận văn đạt từ 5,5 trở lên

2.2 Các tiêu chí, thang đánh giá luận văn thạc sĩ (chưa tính điểm thưởng)

Điểm

Tiêu chí

9

(xuất sắc)

  • Luận văn hoàn thành xuất sắc các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra; có đóng góp mới về lý thuyết: bổ sung lý thuyết, đưa ra giả thuyết mới, phương pháp nghiên cứu mới (mô hình, công cụ, kỹ thuật nghiên cứu),  dữ liệu/dữ kiện mới, … hoặc có đóng góp mới về thực tiễn: đưa ra giải pháp, phương án cải tiến trong sản xuất, kỹ thuật, quản lý,  …) có tính  khả thi cao.

  • Luận văn có bố cục hợp lý, rõ ràng, mạch lạc và đúng quy định của Trường về hình thức; văn phong khoa học, chất lượng ngôn ngữ cao;   hầu như không có các lỗi trình bày văn bản, lỗi chính tả, v.v....

  • Học viên trình bày luận văn một cách chủ động, rõ ràng, mạch lạc và đảm bảo thời gian quy định.

  • Học viên trả lời đầy đủ và có tính thuyết phục cao tất cả các câu hỏi của các thành viên hội đồng cũng như của người tham dự

8,0 ¸ 8,9

(giỏi)

  • Luận văn hoàn thành tốt các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra; có đóng góp mới ở mức độ chưa hoàn thiện về lý thuyết hoặc thực tiễn.

  • Luận văn có bố cục hợp lý, rõ ràng, mạch lạc và đúng quy định của Trường về hình thức; văn phong sáng sủa, dễ hiểu; hầu như không có  các lỗi trình bày văn bản, lỗi chính tả, v.v....

  • Học viên trình bày luận văn một cách chủ động, rõ ràng, đảm bảo thời gian quy định.

  • Học viên trả lời một cách thỏa mãn các câu hỏi của các thành viên hội đồng và người tham dự.

7,0 ¸ 7,9

(khá)

  • Luận văn hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra; có lập luận chặt chẽ cho các kết luận của luận văn.

  • Luận văn có bố cục hợp lý, hình thức theo đúng quy định của Trường.

  • Học viên trình bày luận văn một cách tương đối chủ động, rõ ràng, đảm bảo thời gian quy định.

  • Học viên trả lời một cách tương đối thỏa mãn các câu hỏi của các thành viên hội đồng và người tham dự.

6,0 ¸ 6,9

(trung bình khá)

- Luận văn hoàn thành hầu hết các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, có lập luận tương đối chặt chẽ cho các kết luận của luận văn.

- Luận văn có bố cục tương đối hợp lý, hình thức theo đúng quy định   của Trường.

  • Học viên trình bày luận văn tương đối rõ ràng, đảm bảo thời gian quy định.
  • Học viên trả lời ít nhất ở mức độ chấp nhận được các câu hỏi của các thành viên hội đồng và người tham dự.

5,5 ¸ 5,9

(trung bình)

- Luận văn hoàn thành một phần các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra tuy nhiên nội dung luận văn không có điểm mới hoặc lập luận có chỗ không chặt chẽ và chính xác.

- Luận văn có bố cục chưa hợp lý, hình thức còn có chỗ sai sót, chưa đúng hoàn toàn quy định của Trường.

  • Học viên trình bày luận văn còn thiếu rõ ràng, chưa đảm bảo thời gian quy định.

  • Học viên trả lời chưa đầy đủ, thiếu chính xác các câu hỏi của các thành viên hội đồng và người tham dự.

Dưới 5,5 (không đạt)

- Luận văn có mục tiêu nghiên cứu không rõ ràng hoặc không hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra; lập luận còn quá sơ sài, còn có điểm sai sót.

- Luận văn có bố cục không hợp lý, khó hiểu, hình thức còn nhiều sai sót, chưa theo đúng quy định của Trường.

  • Học viên thể hiện ở mức độ rất hạn chế sự hiểu biết lý thuyết về đề tài nghiên cứu và sự lựa chọn phương pháp nghiên cứu.

  • Học viên trình bày luận văn khó hiểu.

  • Học viên trả lời lạc đề; hoặc không trả lời được các câu hỏi căn bản về kiến thức liên quan đến luận văn.

3. Điểm thưởng trong đánh giá luận văn thạc sĩ

Học viên được thưởng điểm đánh giá luận văn nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

Có bài báo về đề tài luận văn công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước tính điểm; trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín

Kết quả đề tài luận văn đã được nơi ứng dụng đồng ý (có văn bản và minh chứng kèm theo) về việc chuyển giao, triển khai kết quả nghiên cứu

Điểm thưởng trong đánh giá luận văn thạc sĩ từ 0 đến 1, làm tròn đến một chữ số thập phân

Học viên chỉ được thưởng điểm nếu điểm luận văn đạt từ 6 trở lên

4. Căn cứ để đánh giá luận văn

Trước khi cho điểm, thành viên Hội đồng cần xem xét kỹ các thông tin sau:

Luận văn thạc sĩ của học viên.

Nhận xét luận văn của hai thành viên phản biện: đây là căn cứ chính để cho điểm luận văn.

Nội dung bảo vệ luận văn của học viên bao gồm phần trình bày, thảo luận và trả lời câu hỏi của các thành viên Hội đồng.

Nội dung thảo luận của Hội đồng tại phiên họp kín. 2.4.5. Nhận xét của người hướng dẫn (nếu có).

Bài báo khoa học liên quan đến đề tài luận văn hoặc kết quả nghiên cứu của đề tài được chuyển giao, triển khai (được nơi ứng dụng đồng ý bằng văn bản, có minh chứng kèm theo) nếu có

5. Các thông tin bổ sung dùng trong đánh giá luận văn thạc sĩ

Trường hợp chưa quyết định được mức điểm chấm, thành viên Hội đồng xem xét thêm các thông tin sau:

Chủ đề/vấn đề nghiên cứu là mới hay không so với các nghiên cứu trước đây ở trong nước.

Tính phức tạp của đề tài nghiên cứu.

Phạm vi, quy mô của đề tài so với yêu cầu của một luận văn thạc sĩ.

Mức độ sẵn có các điều kiện (trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu, người hướng dẫn…) của Trường cho việc thực hiện đề tài luận văn.

Luận văn có hoàn thành đúng hạn trong quyết định giao đề tài luận văn thạc sĩ hay không, mức độ quá hạn (nếu có).

Điểm trung bình chung các học phần trong chương trình đào tạo: đề nghị không đánh giá luận văn cao quá hai mức so với xếp loại học tập các học phần. Ví dụ, nếu học 5 viên có kết quả học tập các học phần xếp loại trung bình thì đánh giá luận văn cao nhất là mức khá.

6. Một số mẫu nhận xét cho luận văn thạc sĩ

Mẫu nhận xét luận văn thạc sĩ 1:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------------------------------------------------

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ

 

- Đề tài:

- Tác giả: (Họ và tên, nơi đào tạo):

- Chuyên ngành:

- Người nhận xét: (Họ và tên, học vị, chức danh)

- Đơn vị: (Khoa, viện, trường)

Nhận xét:

Tổng quan chung

Ưu điểm, nhược điểm của luận văn về nội dung, hình thức:

- Tính cấp thiết của đề tài?

- Nội dung luận văn có phù hợp với đề tài và đáp ứng yêu cầu?

- Kết quả mới, có ý nghĩa khoa học về lý thuyết, ứng dụng?

- Những vấn đề cần bổ sung và sửa chữa?

- ……………..

Kết luận

Tôi đồng ý (không đồng ý) để tác giả ………… được bảo vệ luận văn trước Hội đồng  chấm luận văn thạc sĩ.

Mẫu nhận xét luận văn thạc sĩ 2:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

--------------------------------------

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN

Học viên:

Đề tài luận văn:

Chuyên ngành: ……………………                               Mã số: ………………….

Người nhận xét: …………………………………

Cơ quan công tác của người nhận xét: ……………………………………………

NỘI DUNG NHẬN XÉT

PHẦN NHẬN XÉT:
Về tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

……………………………………………………………………………………………………..  

Về độ tin cậy và phù hợp của đề tài (trong đó nêu rõ sự không trùng lặp của đề tài,  sự phù hợp giữa tên đề tài với nội dung, giữa nội dung với chuyên ngành đào tạo;độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp nghiên cứu…)

..............................................................................................................................................

Ưu điểm và nhược điểm về nội dung, kết cấu và hình thức của luận văn

3.1. Ưu điểm

..............................................................................................................................................

3.2. Hạn chế

..............................................................................................................................................

PHẦN CÂU HỎI (Nếu có)

..............................................................................................................................................

III. KẾT LUẬN (cần khẳng định mức độ đáp ứng các yêu cầu đối với một luận văn cao học; luận văn có thể đưa ra Hội đồng chấm luận văn  hay không)

..............................................................................................................................................

Mẫu nhận xét luận văn thạc sĩ 3:

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tên đề tài: 

Chuyên ngành: 

Học viên thực hiện: 

Họ và tên, chức danh khoa học, học vị của người phản biện: 

NỘI DUNG NHẬN XÉT

Về hình thức của luận văn

Về tính thời sự, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Về phương pháp nghiên cứu, độ chính xác của các tính toán, độ tin cậy của các số liệu

Về kết quả nghiên cứu và đóng góp của luận văn

Về khả năng ứng dụng và hướng phát triển của đề tài

Về nội dung và khối lượng của luận văn có đáp ứng được yêu cầu của một luận văn thạc sĩ hay không

Ý kiến đồng ý hay không đồng ý cho học viên bảo vệ

Hi vọng với những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn hiểu được cách đánh giá luận văn thạc sĩ, đồng thời eLib cũng gửi đến các bạn một số mẫu nhận xét tham khảo để bạn lựa chọn nhé. Chúc các bạn thành công!

Ngày:20/01/2021 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM